Tác hại của việc thích ngoáy tai

GD&TĐ - Con gái tôi 12 tuổi, cháu có tật rất hay ngoáy tai mặc dù không ngứa hoặc không bị nước vào tai khi tắm, hay bơi lội. Xin hỏi, có đúng là hay ngoáy tai sẽ dễ mắc bệnh viêm tai không? - Hoàng Văn Dũng(Thái Bình)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không chỉ dễ mắc các bệnh về tai, những người hay ngoáy tai còn có thể mắc các bệnh mũi - họng, vì 3 cơ quan này thông nhau, khi một cơ quan bị viêm, hai cơ quan còn lại cũng dễ mắc bệnh. Sở dĩ không nên ngoáy tai vì những lí do sau:

Thứ nhất, ráy tai không có hại đối với sức khỏe con người vì đó là một chất bài tiết sạch của cơ thể. Sau một thời gian tích lũy, ráy tai sẽ tự rơi ra khi ta ăn hoặc nói.

Thứ hai, trong một số trường hợp ráy tai còn có ích, đó là bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng nhỏ khi chúng bay vào tai. Tác hại lớn nhất của việc ngoáy tai là dễ gây tổn thương cho ống tai. Da trong ống tai rất mềm và non, nếu không cẩn thận, ống tai sẽ bị nhiễm vi khuẩn, viêm có mủ.

Nếu làm rách màng nhĩ thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, ngoáy tai không phải là một thói quen tốt. Khi ráy tai tích lại nhiều, gây ngứa ngáy khó chịu, cần phải ngoáy tai, nhưng tốt nhất là dùng đầu bông tăm sạch, tuyệt đối không dùng những que cứng hoặc nhọn để ngoáy tai.

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ