Tác hại của việc bao bọc trẻ quá kỹ

GD&TĐ - Đời sống trong trường học có thể rất tàn nhẫn. Trẻ em có thể có những hành động kinh ngạc và gây ra tổn thương cho những đứa trẻ khác. Những yếu tố nào khiến một đứa trẻ trở nên dễ bị bắt nạt hoặc chuyên đi bắt nạt? Tại sao một số trẻ phải hứng chịu hậu quả, trong khi những trẻ khác lại là kẻ gây ra hậu quả?

Cần giáo dục con trẻ đúng cách tránh bạo lực học đường
Cần giáo dục con trẻ đúng cách tránh bạo lực học đường

Các chuyên gia tâm lý làm việc cùng với Dieter Wolke, một người Đức tại Đại học Warwick ở Anh, đã phân tích các cách cha mẹ nuôi dạy làm ảnh hưởng đến hành động của trẻ tại trường. Các nhà nghiên cứu đã định lượng 70 công trình nghiên cứu từ những năm gần đây và có đến hơn 200.000 trẻ tham gia. Theo kết quả, những đứa trẻ được cha mẹ bảo vệ quá kĩ có nhiều khả năng dễ bị bắt nạt.

Bạo lực học đường là một vấn đề toàn cầu, tác giả nhấn mạnh. Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) phát hành năm 2015, một phần ba số trẻ đã trở thành nạn nhân của những hành động bạo lực của các bạn cùng trang lứa. Wolke cho rằng, điều này sẽ có hậu quả lâu dài đến cuộc sống những trẻ bị bắt nạt và kéo dài cho đến khi trưởng thành.

Trẻ bị bắt nạt sau này thường có vấn đề về hình dáng và có khả năng cao gặp các triệu chứng trầm cảm, lo lắng hoặc các vấn đề tâm lý khác khi trưởng thành.

Khả năng trẻ kết thân với các bạn cùng tuổi tại trường mà không bị bắt nạt hoặc có thể chống trả lại để bảo vệ bản thân phụ thuộc vào cách giáo dục ở nhà.

Đừng bao bọc trẻ quá kỹ

Theo dữ liệu nghiên cứu của các nhà tâm lý học, trẻ em có cha mẹ nghiêm khắc, độc đoán hoặc hay phản ứng tiêu cực có khả năng cao bị bắt nạt.

Nguy cơ tương tự đối với trẻ có cha mẹ bao bọc quá kỹ - Đây là một kết quả đáng bất ngờ, Wolke nói. Trẻ sống trong tổ ấm được bao bọc quá kỹ thường không có sức chống lại việc bị bắt nạt, nhà tâm lý học nói. Bảo vệ trẻ khỏi những trải nghiệm tiêu cực là con đường dẫn đến việc trẻ trở nên yếu đuối.

Dữ liệu phân tích cũng cho thấy, nếu trẻ bị bắt nạt tại nhà bởi người thân, thì trẻ có khả năng bị bắt nạt cao hơn tại trường.

Những trẻ ít bị ảnh hưởng bởi việc bắt nạt, theo Wolke, là những trẻ có cha mẹ đặt ra các quy định hành xử và phải được tuân theo, nhưng họ cũng đưa vào hơi ấm và cảm giác an toàn cho trẻ.

Những người cha mẹ như thế có thể dạy được trẻ cách giải quyết xung đột với các bạn cùng trang lứa mà không phải động chân tay, Wolke nói. Cách nuôi dạy này cho phép trẻ phát triển sự tự tin và giúp trẻ chống lại việc bị bắt nạt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…