Tác dụng “kì diệu” của cây mật gấu

GD&TĐ - Gần đây tôi thấy nhiều người xem cây mật gấu như loại thuốc trị bá bệnh, nên nhiều người trồng và dùng loại cây này hằng ngày. Có thể cho tôi biết chính xác về tác dụng của cây này không? Xin cảm ơn. (N.T.H.)

Tác dụng “kì diệu” của cây mật gấu

Trả lời:

– Theo hình ảnh cây mật gấu bạn gửi cho Sống khỏe thì cây này có tên khoa học là Vernonia amygdalina, thuộc họ cúc (Asteraceae). Nó là một loại cây bụi nhỏ mọc nhiều ở châu Phi nhiệt đới và được gọi tên là “bitter leaves” do vị đắng của nó. Hiện nay nó được trồng nhiều nơi và rao bán nhiều trên mạng.

Lá có thể ăn được và được dùng trong món xúp và các món ăn ngon khi được chế biến đúng cách. Hoạt chất đắng trong cây rất tốt vì là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin (A, C, E, B1, B2), glycoside, saponin, alkaloid và tannin.

 Theo một số công trình nghiên cứu trên thế giới và các kết quả đã được ghi nhận, cây mật gấu hay cây lá đắng có các công dụng như sau:
– Kiểm soát đường huyết nhờ các hợp chất đắng trong lá nên tốt cho người đái tháo đường.

– Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tả lỵ.

– Hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.

– Điều trị các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu nhờ tác dụng của các chất chống oxy hóa trong lá. Chống giun sán.

– Chống ung thư.

– Duy trì sức sống tình dục. Giúp nhuận trường và chữa táo bón.

– Chống sốt rét vì chất đắng trong lá có thể thay thế cho quinin.

– Chữa đau họng, ho, trừ đờm, chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.

– Tăng cường khả năng sinh sản, uống nước lá đắng giúp kích thích khả năng sinh sản ở phụ nữ khó sinh. Các lá có chứa nhiều carotene, giúp cân bằng quá trình tổng hợp các hormon sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen do đó giúp phụ nữ khỏe mạnh và kéo dài tuổi xuân.

– Chống buồn nôn và tăng cường cảm giác ngon miệng.

– Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B và C.

– Tăng tiết sữa cho con bú. Hạ cholesterol xấu.

– Giảm đau và làm êm dịu thần kinh dễ ngủ. Chống mẩn ngứa ngoài da.

Tuy nhiên, người có một hoặc nhiều hơn những bệnh kể trên vẫn cần đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, việc sử dụng cây mật gấu chỉ như một liệu pháp dự phòng hoặc hỗ trợ điều trị (với sự đồng ý của bác sĩ điều trị). Phụ nữ có thai không nên dùng.

Theo phunudoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.