Tác dụng bất ngờ của mật ong ngâm gừng

GD&TĐ - Loại nước dễ làm này đặc biệt thích hợp cho phụ nữ muốn trẻ lâu hoặc nam giới muốn tăng cường sinh lý.

Tác dụng bất ngờ của mật ong ngâm gừng

Uống mật ong gừng có tác dụng gì?

Làn da căng bóng hơn

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta tin rằng làn da lão hóa nhanh là do việc lưu thông khí và huyết trong cơ thể kém. Trong khi đó gừng có tính ấm, kích thích tuyến mồ hôi để giải độc, giúp lưu thông khí và huyết trong cơ thể.

Ngoài ra, chất gingerol chứa trong gừng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa cũng có thể loại bỏ các chất độc hại.

Chính vì thế, phụ nữ thường xuyên uống nước gừng mật ong không chỉ giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa của da mà còn loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể một cách hiệu quả, giảm sự xuất hiện của các vết nám trên khuôn mặt, giúp da săn chắc và đàn hồi hơn.

Giảm cân

Gừng chứa các chất thúc đẩy phân hủy chất béo như gingerol và shogaol có khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, các chất này còn có thể ức chế quá trình hình thành chất béo trong cơ thể.

Mật ong giúp kích thích các hormone giảm cảm giác thèm ăn và chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau để tăng sức đề kháng.

Những người có nhu cầu giảm cân nên uống 1 ly gừng ngâm mật ong vào mỗi buổi sáng.

Giảm các triệu chứng chuột rút khi tới chu kỳ kinh

Gừng được biết đến với công dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng liên quan đến chu kỳ kinh của chị em phụ nữ như: Cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, hội chứng tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt,...

Tăng cường sinh lý đàn ông

Theo Y học cổ truyền, mật ong có tính bình và vị ngọt, không chứa độc, có tác dụng giải độc, tỳ vị hư nhược và bồi bổ. Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhằm giúp tăng cường sức khỏe.

Chưa kể đến, nguyên liệu này kết hợp với gừng còn được dùng như “thần dược” giúp tăng cường chức năng sinh lý.

Mỗi ngày 1 ly trà gừng mật ong ấm giúp tăng tuần hoàn máu đến cơ quan sinh dục, tăng nhu cầu ham muốn và khiến nam giới hưng phấn, dễ đạt khoái cảm hơn khi lâm trận.

Lưu ý khi uống nước gừng và mật ong hàng ngày

Do mật ong chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất nên sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng quý giá của mật khi pha với nước đun sôi. Do đó, tốt nhất nên pha mật ong với nước gừng để ấm 35 ᵒC.

Gừng dùng khoảng dưới 10g trong ngày nhằm tránh một số phản ứng phụ khi dùng liều cao như: ợ nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó chịu trong dạ dày và táo bón.

Bạn không nên lạm dụng mật ong, vì dù sao mật ong cũng là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Một số nghiên cứu cho thấy tuy có tác dụng giảm cân nhưng mật ong lại làm tăng HbA1C. Vì vậy, với người bệnh thừa cân, béo phì, đường huyết dao động nên thận trọng khi chọn dùng.

Ai không nên sử dụng gừng ngâm mật ong?

Những trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng gừng ngâm mật ong bao gồm:

Người có tạng nóng, thường xuyên bị nhiệt miệng, táo bón

Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng

Người đang bị bị sốt cao

Người đang bị say nắng

Người bị bệnh huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp

Những người đang uống thuốc chống đông máu, làm chậm đông máu

Người rối loạn chức năng đường ruột

Người vừa mới phẫu thuật

Người bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong

Người bị xơ gan

Trẻ em dưới 1 tuổi

Phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ, đang cho con bú.

Cách chế biến mật ong ngâm với gừng

Sơ chế nguyên liệu

Gừng tươi 200 gr

Mật ong 200 ml

Gừng rửa sạch, không gọt vỏ, thái sợi nhỏ hoặc lát mỏng hoặc bằm nhuyễn.

Ngâm gừng với mật ong

Cho gừng vào hũ và đổ mật ong vào ngâm khoảng 1 tuần đến khi gừng co lại là có thể sử dụng. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi thoáng mát dùng dần.

Thành phẩm

Món mật ong ngâm với gừng khi hoàn thành có thể dùng trực tiếp, hương vị thanh ngọt, khi uống cảm thấy ẩm nhẹ ở hậu vị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...