Tác động của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục tiếng Anh

GD&TĐ - Các chuyên gia Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận những thay đổi mà trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại định hình tương lai cho giáo dục tiếng Anh.

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: UEH)
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: UEH)

Ngày 27-28/7, hội nghị quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam diễn ra tại Đại học Kinh tế TPHCM với chủ đề “Giáo dục tiếng Anh trong thời đại trí tuệ nhân tạo”.

Hội nghị được tổ chức bởi Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh (VietTESOL) phối hợp cùng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ GD&ĐT.

500 diễn giả là các chuyên gia, giáo viên, nhà nghiên cứu trên thế giới cùng trao đổi và cập nhật những xu hướng giảng dạy, nghiên cứu mới nhất trong ngành.

z5673216025241_129074812e56e9dace9477ced2d4d925.jpg
500 diễn giả đến từ các đơn vị, tổ chức, trường học, học viện trong và ngoài nước tham gia hội nghị. (Ảnh: Cẩm Anh)

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá, hội nghị được tổ chức rất thiết thực và kịp thời. Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc cải tiến trải nghiệm học tập, nâng cao hiệu quả quản lý và tạo dựng môi trường học tập năng động.

Tuy nhiên, việc ứng dụng AI cũng đặt ra những thách thức mà chúng ta cần đối mặt, như vấn đề đạo đức, quyền riêng tư dữ liệu và nguy cơ lạm dụng hệ thống tự động.

"Sự kiện này không chỉ là cơ hội để các chuyên gia và nhà giáo dục gặp gỡ, trao đổi ý tưởng mà còn là cơ hội để chúng ta thảo luận những thay đổi mang tính cách mạng mà trí tuệ nhân tạo (Al) mang lại cho giáo dục tiếng Anh", Thứ trưởng phát biểu.

z5673002313233_ab8bcdd9595c8a0478d9c76d3ba878a7.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Cẩm Anh)

Hội nghị có 3 phiên báo cáo toàn thể, 7 phiên báo cáo chính, 35 workshop, 169 phiên trình bày song song và 77 báo cáo poster và 11 phiên trình bày tại hội chợ công nghệ về các công cụ AI hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh.

Các bài trình bày chia thành 3 lĩnh vực chính: Công nghệ AI; Phương pháp giảng dạy và ngôn ngữ học ứng dụng; Phát triển chuyên môn.

Trong đó, lĩnh vực Công nghệ AI tập trung nhiều nhất với 3 phiên toàn thể được các diễn giả trình bày: TS. Justin Shewell (Đại học Arizona, Mỹ); PGS.TS Nguyễn Văn Long (Đại học Đà Nẵng) và TS. Adam Edmett (British Council, Qatar).

Các chuyên gia cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát triển kỹ năng đánh giá và lựa chọn công cụ AI phù hợp, đảm bảo đáp ứng mục tiêu giảng dạy và nhu cầu của học viên.

GS. TS Sử Đình Thành - Giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM cho biết, hội nghị mang đến cho người tham dự những kiến thức chuyên sâu, cập nhật những xu hướng mới nhất, cũng như phân tích các góc nhìn đa chiều và mới mẻ trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh.

z5673002314863_a89489e270b705f36df7194febc8a815.jpg
GS. Sử Đình Thành - Giám đốc Đại học Kinh tế TPHCM phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Cẩm Anh)

"Giáo viên có thể khai thác hiệu quả sức mạnh của AI, biến nó thành công cụ hỗ trợ đắc lực thay vì trở thành rào cản trong môi trường giảng dạy trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh", GS Thành nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thanh, thiếu niên Tân Thành vui chơi ở sân bóng. Ảnh: Huế Vũ.

Tản văn: Sân bóng làng Tân Thành

GD&TĐ - Về làng Tân Thành, thôn Cây Táo, ấn tượng đầu tiên trong tôi là khuôn viên rất rộng có sân chơi, sân bóng đá bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ.