Klaus Schwab - Nhà kinh tế học người Đức cho rằng những tác động của nó đang được thể hiện rõ rệt thông qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo (AI), điều đó sẽ làm một số công việc biến mất, thậm chí cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ, nhà báo, kế toán. Vậy nên đòi hỏi các ngành nghề này sẽ phải có sự chuyển mình tương ứng.
Tác động của IR 4.0 đến nhân lực ngành kế toán
AI sẽ tác động đến ngành Kế toán nói chung và nhân lực trong lĩnh vực kế toán nói riêng bởi phần lớn thời gian làm việc của kế toán viên gắn với các nghiệp vụ tuân thủ, thủ công như thu thập, xử lý, tính toán số liệu...các công việc này hoàn toàn có thể thay thế bởi AI, như vậy sẽ giải phóng sức lao động của kế toán viên và nguồn nhân lực kế toán sẽ dư thừa.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ủy ban Kỹ năng Quốc gia thuộc Chính phủ Úc cho thấy, việc làm ngành Kế toán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến tổng quy mô toàn ngành là 214.800 vào năm 2024 [2].
Biểu đồ 1: Cầu việc làm ngành Kế toán tại Úc giai đoạn 2009-2019 và dự báo 2024
(Nguồn: Job Outlook Government website)
Rất nhiều chuyên gia đều đồng thuận rằng, dù công nghệ thông tin (CNTT) có tác động lớn đến lĩnh vực kế toán và việc làm kế toán, song nhân tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả công việc. Các công việc kiểm tra, soát xét các quy trình nhập liệu, báo cáo thông tin, phân tích và diễn giải số liệu kế toán, tìm kiếm nguyên nhân về các lỗi trong hệ thống kế toán sẽ phát triển và không thể thay thế bằng AI.
Vậy yêu cầu đặt ra đối với nhân lực trong lĩnh vực kế toán là gì?
Để cạnh tranh, ngoài các kỹ năng lao động cần thiết như yêu cầu cứng về kỹ năng kỹ thuật (kiến thức và kỹ năng chuyên biệt) thì nhân lực kế toán cần phải có những kỹ năng làm việc mềm như: Khả năng tư duy sáng tạo và tính chủ động trong công việc, kỹ năng sử dụng máy tính, internet, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…
Với mức độ lan tỏa của mình, IR 4.0 đã tạo ra sự thay đổi đối với thị trường lao động trong mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với trình độ chuyên môn. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo đại học là cần phải đào tạo nguồn nhân lực có đủ chuyên môn để thích nghi được với môi trường kỹ thuật mới. Chính yêu cầu đó đã khiến Học viện Ngân hàng đã có bước chuyển mình trong việc thay đổi môi trường giáo dục, hoàn thành xây dựng chương trình đào tạo bậc đại học có tham khảo các chương trình tiên tiến của các nước trong và ngoài khu vực; đã và đang hoàn thiện chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng tính đổi mới và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
Đặc biệt, chương trình Cử nhân Kế toán Chất lượng cao của Học viện Ngân hàng tập trung phát triển kiến thức chuyên ngành gắn với việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh; đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng số thông qua các môn tin học cơ bản và hệ thống thông tin kế toán…hướng sinh viên tới các công việc đòi hỏi chuyên môn cao mà AI không thể thay thế được.
Tham gia chương trình là các giảng viên, chuyên gia trong và ngoài nước có chuyên môn cao, giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm. Với mong muốn truyền cảm hứng cho sinh viên yêu nghề kế toán, kiểm toán, giảng viên của chương trình luôn khơi gợi và định hướng sinh viên tự học, tự đọc tài liệu, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, tham gia xây dựng và phát triển xã hội tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, sinh viên được hỗ trợ phát huy khả năng tư duy độc lập, logic, sáng tạo thông qua việc làm nhóm, thảo luận, thuyết trình; kết hợp với các buổi nói chuyện, đi khảo sát thực tế với các chuyên gia (kế toán viên, kiểm toán viên tại doanh nghiệp).
Với những kiến thức hiện đại và chuyên sâu về Kế toán, kiểm toán theo chuẩn quốc tế, sinh viên có thể tự do di chuyển sang các thị trường lao động nước ngoài, tìm kiếm công việc và thu nhập phù hợp nhất cho mình đấy chính là mục tiêu lớn của chương trình Cử nhân kế toán chất lượng cao Học viện Ngân hàng.
Chương trình Cử nhân Chất lượng cao là chương trình có tiêu chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra cao hơn so với chương trình đào tạo đại trà tương ứng. Sinh viên được đảm bảo nền tảng chuyên môn vững chắc, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo (tương đương IELTS 6.0), có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế cạnh tranh cao. Năm 2021 là năm đầu tiên chương trình Chất lượng cao của Học viện Ngân hàng có mã ngành tuyển sinh riêng. Các năm trước thí sinh phải trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng mới có thể đăng kí xét tuyển vào chương trình Chất lượng cao.
Với sự đầu tư và quyết tâm của Học viện Ngân hàng trong đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ nền kinh tế số, ngành Kế toán Kiểm toán (mã ngành: 7340301) & Kế toán chất lượng cao (mã ngành: 7340301_AP) chắc chắn sẽ trở thành lựa chọn thú vị, phù hợp với xu hướng định hình nghề nghiệp trong tương lai.