Trường hợp bệnh nhân nói trên là N.L.T, 16 tuổi, ngụ tại Phong Điền, TP Cần Thơ. Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện với chẩn đoán sốc phản vệ vì ong đốt.
Theo thông tin từ bệnh viện, bệnh nhân bị ong đốt vào chân, sau đó nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở, tím tái, mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được nên đến bệnh viện địa phương cấp cứu, được xử trí sốc phản vệ sau đó chuyển đến bệnh viện ĐKTWCT điều trị.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch bị nổi mề đay toàn thân, phù mi mắt hai bên, mạch nhanh nhỏ, huyết áp giảm nặng tình trạng khó thở, tím tái có chỉ định hô hấp hỗ trợ và tiếp tục điều trị theo phác đồ sốc phản vệ.
Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị trong tình trạng hôn mê, thở máy, tụt huyết áp. Các chỉ số xét nghiệm suy đa cơ quan, chức năng gan và thận suy giảm, tổn thương cơ tim.
Hội chẩn thống nhất chẩn đoán: Choáng phản vệ mức độ nặng nghĩ do ong đốt biến chứng suy đa cơ quan - Rối loạn đông máu. Bệnh nhân được điều trị tích cực theo phác đồ sốc phản vệ phối hợp lọc máu liên tục.
Sau thời gian 56 giờ lọc máu liên tục cho bệnh nhân đã tỉnh táo, các chỉ số suy tạng cũng dần trở lại giá trị bình thường. Hiện bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn định.
Bs.CK2 Dương Thiện Phước - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc BV ĐKTW CT:Ong có rất nhiều loài, trong đó ong vò vẽ, ong bắp cày là loài có độc tính cao.
Khi bị ong đốt, các bác sĩ khuyến cáo phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau: Số lượng vết đốt nhiều (trên 10 nốt), bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng.