Sức lan tỏa của giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học

GD&TĐ - Sinh viên nghiên cứu khoa học là giải thưởng hàng năm dành cho sinh viên với mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ trong các trường đại học, học viện cả nước.
Sức lan tỏa của giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học

Qua hơn 26 năm tổ chức, giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" đã thực sự trở thành sân chơi khoa học lớn và có uy tín đối với sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.

Hàng năm, giải thưởng thu hút hàng trăm sinh viên ở trường đại học, học viện, với từ 300 - 400 đề tài tham dự các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau.

Giải thưởng nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Giải thưởng cũng góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc theo nhóm của sinh viên; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học.

Đề tài tham gia xét Giải thưởng phải được hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá xếp loại xuất sắc. Có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn.

6 lĩnh vực khoa học và công nghệ được tham gia xét giải thưởng bao gồm: Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn.

Các đề tài tham gia giải thưởng sẽ trải qua 2 vòng thi: Sơ khảo và chung khảo để chọn ra những đề tài xuất sắc nhất. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Đại học Huế.

Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2018 dự kiến sẽ diễn ra một số hoạt động khác như triển lãm sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên giới thiệu về các đề tài được chọn vào vòng chung khảo và diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học.

Vi tảo có khả năng xử lý nước thải với giá thành rẻ.

Xử lý nước thải bằng vi tảo

GD&TĐ - Nuôi cấy vi tảo để chúng tự sinh sôi, sử dụng các chất ô nhiễm làm thức ăn… là công nghệ xử lý nước thải sinh học an toàn.
Bản in sách giáo khoa nổi cho người khiếm thị.

Sách giáo khoa hình cho người khiếm thị

GD&TĐ - Quy trình công nghệ của ĐHQG TPHCM, giúp các đơn vị nuôi dạy học sinh khiếm thị thuận tiện hơn trong việc chế bản sách giáo khoa dạng chữ nổi.
Nếu không có lớp mạ, kim loại như sắt, thép rất dễ bị gỉ sét và nhanh hỏng hóc.

Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép

GD&TĐ - TS Phạm Thị Năm và cộng sự vừa bảo vệ nghiệm thu xuất sắc đề tài 'Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm'.
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.