Tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 “made in Việt Nam” trên người

GD&TĐ - Các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm định, nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin đã có buổi làm việc về công tác chuẩn bị triển khai thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Covid-19 “made in Việt Nam’’.

Tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19  “made in Việt Nam” trên người

Theo đó, vào ngày 2/11, cuộc làm việc giữa Bộ Y tế, các chuyên gia về thử nghiệm và kiểm định vắc xin với Học viện Quân y đã diễn ra dự kiến trong tháng 11 này, chuẩn bị thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên người, bằng vắc xin “made in Việt Nam”.

Trong buổi làm việc, TS Nguyễn Ngô Quang nhấn mạnh, Bộ Y tế hỗ trợ tối đa, thuận lợi nhất về thẩm định, phê duyệt để việc thử nghiệm vắc xin Covid-19 được triển khai sớm nhất, dự kiến trong tháng 11 này. Tuy nhiên, nghiên cứu này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đảm bảo an toàn cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu (tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19).

Đáng chú ý, do chưa từng tiêm trên người, đơn vị thực hiện nghiên cứu lâm sàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế về kỹ thuật cũng như đạo đức.

Đặc biệt, cơ sở nghiên cứu lâm sàng phải được Bộ Y tế thẩm định đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, giúp đánh giá về hiệu quả của vắc xin sau khi tiêm trên người tình nguyện và đảm bảo an toàn cho người tình nguyện.

Một trong những đơn vị đầu tiên có vắc xin Covid-19 được xem xét thử nghiệm là Công ty Nanogen (TP.HCM). Vắc xin do công ty này nghiên cứu, sản xuất, là 1 trong 4 vắc xin ngừa COVID-19 do các công ty Việt Nam phát triển, sẽ là vắc xin đầu tiên được đưa ra thử nghiệm trên người.

Đơn vị sản xuất đề xuất tại giai đoạn 1 của đợt thử nghiệm, chính là giai đoạn này, vắc xin sẽ được sử dụng để tiêm thử nghiệm trên nhóm nhỏ gồm 60 người tình nguyện, thời gian dự kiến là trong tháng 11 này.

Vắc xin này trước đó đã được sản xuất trên quy mô phòng thí nghiệm, trải qua nhiều đợt đánh giá, đã và vẫn đang được tiêm thử nghiệm đánh giá tính an toàn, khả năng sinh miễn dịch trên động vật.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.