Sức khỏe tâm thần và... đại dịch

GD&TĐ - Ấn Độ hiện có hơn 4,2 triệu trường hợp nhiễm virus, đây là con số cao thứ hai trong số các trường hợp được ghi nhận trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Bắt đầu từ tháng 6, chính phủ Ấn Độ bắt đầu nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt nhất, nhưng việc lockdown vẫn gây ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe tâm thần của người dân, khi đất nước này phải đối mặt với một trong những đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức Phòng chống Tự tử ở Ấn Độ (SPIF) vào tháng 5 cho thấy gần 65% trong số 159 chuyên gia sức khỏe tâm thần được khảo sát báo cáo sự gia tăng tỷ lệ các ca tự làm hại bản thân ở bệnh nhân của mình. Hơn 85% nhà trị liệu được khảo sát cho biết họ đang cảm thấy mệt mỏi, hơn 75% cho biết sự mệt mỏi đã ảnh hưởng đến công việc của họ.

Một cuộc khảo sát khác vào tháng 4 của Hiệp hội Tâm thần Ấn Độ cho thấy, trong số 1.685 người tham gia, 40% đang mắc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm, do đại dịch.

Các biện pháp ngăn chặn virus Corona có thể đã được giảm bớt, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Người dân nước này ngày càng lo lắng và bất ổn vì không ai biết khi nào đại dịch sẽ kết thúc.

Trước Covid-19, Ấn Độ có tỷ lệ tự tử cao nhất ở Đông Nam Á - giờ đây, các chuyên gia y tế cho biết hệ thống sức khỏe tâm thần của nước này đang bị đẩy đến mức giới hạn.

Nelson Moses, người sáng lập SPIF, cho biết: “Hệ thống vốn đã hoạt động ọp ẹp và quá tải, giờ đây với Covid, chúng tôi đang phải đối mặt với thảm họa do nhu cầu chăm sóc y tế gia tăng, nguồn cung tồi tệ và nhân viên tuyến đầu mệt mỏi”.

Năm 2016, một cuộc Khảo sát Sức khỏe Tâm thần Quốc gia được thực hiện trên 12 tiểu bang của Ấn Độ đã ghi lại danh sách hơn 50 thuật ngữ xúc phạm được sử dụng cho những người bị bệnh tâm thần. Baldev Singh, cố vấn tình nguyện của Quỹ MINDS, một tổ chức phi lợi nhuận của Ấn Độ, cho biết: “Mọi người nghĩ rằng nói về cảm xúc của bạn khiến bạn trở nên yếu đuối - có rất nhiều quan niệm sai lầm”.

Trong tình thế sức khỏe tâm thần ở Ấn Độ đáng báo động, thậm chí không có ngôn ngữ nào trong số 22 ngôn ngữ của Ấn Độ có bất kỳ từ có nghĩa là “sức khỏe tâm thần” hoặc “trầm cảm”. Mặc dù có các thuật ngữ cho nỗi buồn (udaasi), đau buồn (shok) hoặc tàn phá (bejasi) trong tiếng Urdu và các ngôn ngữ Ấn Độ khác, thuật ngữ cụ thể để chỉ các bệnh tâm thần khác nhau vẫn thiếu, có lẽ bởi những người thực hành tâm thần học phần lớn là người phương Tây. 

Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của Ấn Độ đang hết sức căng thẳng. Sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần có thể khiến một số người không nhận ra rằng họ cần được giúp đỡ. Đối với những người muốn điều trị, thì cơ sở vật chất của các bệnh viện lại rất hạn chế.

Ngoài ra, việc tiếp cận điều trị sức khỏe tâm thần ở Ấn Độ còn phụ thuộc vào nơi bạn sống. Điều kiện chăm sóc y tế ở nông thôn Ấn Độ vô cùng khó khăn. Các bệnh viện tuyến huyện phục vụ cho khoảng 30.000 người hoặc từ 15 đến 20 làng. Các bệnh viện này thường không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Một số người dân có thể phải di chuyển đến 60 km để được điều trị. 

Mặt khác, người dân nông thôn còn phải lo lắng cho việc đưa sản phẩm của mình đến thị trường. Mặt khác, mặc dù công nghệ đã trở thành yếu tố quan trọng đối với can thiệp sức khỏe tâm thần ở nhiều cộng đồng trong thời kỳ đại dịch, tuy nhiên, liệu pháp trực tuyến thường không áp dụng cho những người ở các làng không có điều kiện sử dụng điện thoại thông minh hoặc Internet.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.