Sự thống nhất của châu Âu về lệnh trừng phạt chống Nga bị lung lay dữ dội

GD&TĐ - Liên minh châu Âu ngày càng cho thấy những mâu thuẫn nội bộ thông qua việc bàn thảo các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Sự thống nhất của châu Âu về lệnh trừng phạt chống Nga bị lung lay dữ dội

Sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU) về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đã suy yếu đáng kể. Ý kiến nói trên được chia sẻ bởi nhà báo người Anh - ông John O'Donnell đến từ hãng thông tấn Reuters.

Các nhà lãnh đạo EU vài ngày trước đã đồng ý về gói trừng phạt chống Nga thứ chín, tuy nhiên những cuộc đàm phán về việc áp dụng chúng hóa ra vô cùng khó khăn.

Cụ thể, Ba Lan và các quốc gia Baltic ủng hộ biện pháp cứng rắn hơn, trong khi nhiều quốc gia phương Tây khác tỏ ra kém kiên quyết hơn nhiều. Theo ông John O'Donnell, châu Âu không còn thống nhất trong quan điểm của mình về những hạn chế chống Nga.

“Sự thống nhất của EU liên quan đến các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đã bị lung lay khi nền kinh tế châu Âu suy yếu”, tác giả của bài phân tích trên ấn phẩm Anh cho biết.

Các thành viên Liên minh châu Âu đang tranh cãi kịch liệt về biện pháp trừng phạt mới nhằm chống lại Nga.

Các thành viên Liên minh châu Âu đang tranh cãi kịch liệt về biện pháp trừng phạt mới nhằm chống lại Nga.

Giới chính trị gia tại châu Âu nhận ra rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đang trở thành một quá trình ngày càng phức tạp. Trên thực tế, không còn bước đi nào có thể gây hại cho Nga mà đồng thời không dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho những quốc gia thuộc EU.

Trong bối cảnh đó, một số nước châu Âu, chẳng hạn như Đức, đã trở nên điềm tĩnh hơn nhiều về việc áp dụng những biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Liên bang Nga.

Người phát ngôn của chính phủ Bỉ tại một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU đã nhấn mạnh: "Ngày càng khó áp đặt các biện pháp trừng phạt đủ mạnh đối với Nga mà không gây thiệt hại ngược lại cho những nước EU".

Mặc dù vậy, cũng có những quốc gia nhấn mạnh vào các biện pháp cứng rắn hơn. Cụ thể, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis gọi thỏa thuận trừng phạt mới nhất là một cơ hội bị bỏ lỡ. Ông lưu ý rằng những thành viên của Ủy ban châu Âu (EC) đã dành nhiều thời gian thảo luận về các ngoại lệ hơn là thực hiện những bước đi cứng rắn hơn.

“Bây giờ chúng tôi cẩn thận với các biện pháp trừng phạt: đừng đi xa đến mức gây thiệt hại hoàn toàn cho nền kinh tế châu Âu. Nếu chúng tôi tiến hành bước đi nhất định chống lại Nga, điều đó có thể khiến một số nhà lãnh đạo chính trị phải trả giá bằng vị trí của họ”, Đại sứ Cộng hòa Séc tại EU Edita Hrda cho biết.

Trong diễn biến mới nhất, biện pháp áp đặt trần giá dầu và khí đốt đối với Nga có vẻ chưa mang lại kết quả như các quan chức EU mong đợi, điều này nhiều khả năng ảnh hưởng tới toan tính tiếp theo, đó là áp giá trần đối với cả mặt hàng than đá xuất khẩu từ Nga.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.