Virus của người bệnh sốt xuất huyết được nuôi dưỡng bằng chất dịch trong máu. Khi đó lượng hemotocrit (dung tích hồng cầu) trong máu sẽ tăng lên và lượng tiểu cầu giảm xuống.
Mức hematocrit trong máu cao là điều cần chú ý đặc biệt vì nó có thể dẫn đến xuất huyết bên trong cơ thể. Mỗi lần tiểu cầu thấp đi kèm với mức hematocrit cao có thể gây nguy hiểm vì việc đông máu trở nên phức tạp khi cơ thể đang mất máu nghiêm trọng.
Khi một người bị sốt thường xuyên, phát ban hay nôn, các bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra tiểu cầu. Tiểu cầu thấp có thể có nguy cơ chảy máu (máu cam, chảy máu trực tràng, máu trong phân, tăng lượng kinh nguyệt ở phụ nữ) kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau cơ bắp…
Dưới đây là một số loại hoa quả có thể làm tăng tiểu cầu mà các bác sĩ thường khuyên dùng:
Lựu. Lựu giàu flavonoid polyphenolic, có tác dụng mạnh chống lại vi trùng. Uống một cốc nước ép lựu với 2 thìa nước chanh có thể làm tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân. Loại nước này nên được uống 2 giờ mỗi lần.
Lựu giàu vitamin C có thể chống lại viêm nhiễm và tăng lượng tiểu cầu. Uống 300ml nước sau bữa ăn trưa 2 giờ có thể làm tăng tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Kiwi: Đây là loại quả giàu vitamin C, vitamin K, vitamin E, folate và kẽm. Nó cũng có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Uống nước ép kiwi cũng làm tăng tiểu cầu và làm hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.
Đu đủ: Đu đủ có rất nhiều lợi ích sức khỏe vì giàu vitamin, folate, chất xơ và kẽm. Ngoài việc làm tăng tiểu cầu, bạch cầu, đu đủ còn giúp hàn gắn vết thương, ngăn chặn máu vón hòn.
Uống một cốc nước đu đủ ép hàng ngày trong 4 ngày liên tiếp có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe, đặc biệt là khi bạn muốn ngăn chặn tiểu cầu giảm đi.