“Sóng và máy tính cho em”: Minh bạch nguồn tài trợ

GD&TĐ - Hơn 1 tháng Chương trình “Sóng vào máy tính cho em” được Thủ tướng Chính phủ phát động đã ghi nhận những kết quả tích cực từ việc triển khai thực hiện.

Học sinh thuộc hộ nghèo sẽ sớm nhận được hỗ trợ từ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"
Học sinh thuộc hộ nghèo sẽ sớm nhận được hỗ trợ từ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Thống kê từ Ban tiếp nhận, điều phối tiền, máy tính của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (Bộ GD&ĐT), hiện nay Cục Cơ sở vật chất đã nhận được đề xuất nhu cầu ủng hộ máy tính của 56/63 tỉnh/thành phố.

Số học sinh (HS) thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ là: 2.215.863 HS (trong đó hộ nghèo chiếm 570.051 HS; cận nghèo 467.314 HS; đối tượng khó khăn khác: 1.178.498 HS)

Theo Ban tiếp nhận điều phối (Bộ GD&ĐT) dự kiến phân bổ tiền, máy tính của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” thời gian tới theo 3 nhóm. Nhóm I gồm 12 tỉnh, phân bổ 130,273 máy từ các đơn vị tài trợ VNPT, VNG; Viettel, VNPost; Vietnbank, BIDV, CMC, VNPost;Vietcombank, Mobifone, DN bưu chính khác.

Nhóm II gồm 11 tỉnh; Dự kiến phân bổ 178,677 máy; Các đơn vị tài trợ: PVN; Agribank, HN Telecom, TPBank, MB Bank, SHB, VPBank, Teccombank, HD Bank… Nhóm III gồm 13 tỉnh; Dự kiến phân bổ 246,106 máy; Nhà tài trợ: VTC1

Trong giai đoạn 1:  Năm 2021, Chương trình dự kiến huy động 1 triệu máy tính cho HS, SV thuộc hộ nghèo, cận nghèo và HSSV có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; Trước mắt sẽ tâp trung ưu tiên cho các địa phương, địa bàn cấp huyện đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và các địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Giai đoạn 2: Từ năm 2022- 2023 tiếp tục phát động Chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khó khăn khác trên toàn quốc được trang bị thiết bị để học trực tuyến, học trên truyền hình.

Thực hiện việc phân bổ các nguồn tài trợ của Chương trình và điều phối nguồn lực, hỗ trợ triển khai các thủ tục liên quan đến việc phân bổ nguồn tài trợ để chuyển về các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục có HSSV nhận tài trợ theo các đối tượng ưu tiên như giaid đoạn 1 đối với các tỉnh, thành phố khác để học tập trưc tuyến.

Để thực hiện nhiệm vụ ở giai đoạn 1, Bộ GD&ĐT sẽ khảo sát nhu cầu hỗ trợ thiết bị và hỗ trợ học trực tuyến; Vận động, thiếp nhận nguồn tài trợ cho Chương trình; Điều phối nguồn tài trợ của Chương trình;

Phối hợp với Bộ TT&TT hỗ trợ các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và các địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Tăng cường ứng dụng CNTT, số hóa dữ liệu trong việc khảo sát nhu cầu hỗ trợ, tiếp nhận, điều phối các nguồn tài trợ; Tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động đóng góp cho việc thực hiện Chương trình.

Đặc biệt, để khâu điều phối nguồn tài trợ của Chương trình diễn ra minh bạch, đúng quy định, đối tượng… Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng tiêu chí, kế hoạch điều phối nguồn tài trợ cho các đối tượng HSSV nhận tài trợ từ Chương trình.

Trên cơ sở xác định nhu cầu tài trợ, khả năng huy động, quyên góp của các địa phương, Bộ GD&ĐT sẽ cân đối điều chuyển thiết bị hoặc điều tiết kinh phí huy động được từ các nhà tài trợ ở Trung ương để địa phương có HSSV thuộc đối tượng nhận tài trợ của Chương trình tổ chức mua sắm thiết bị phục vụ học trực tuyến, học trên truyền hình cho HSSV theo tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu do Bộ TT&TT khuyến nghị.

Mặt khác hướng dẫn các Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục có HSSV thuộc đối tượng ưu tiên triển khai các thủ tục liên quan đến việc tiếp nhận nguồn tài tài trợ; tổ chức bàn giao thiết bị cho các đối tượng HSSV nhận tài trợ từ Chương trình.

3 đối tượng được ưu tiên hỗ trợ trong Chương trình "Sóng và máy tính cho em" đó là: HSSV thuộc hộ nghèo; HSSV thuộc hộ cận nghèo; HSSV có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là con gia đình có bố hoặc mẹ tử vọng do dịch Covid-19 chưa có máy tính để học tập trực tuyến, học trên truyền hình. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.