Sống chung với ông bà: Mối quan hệ “vô giá”

GD&TĐ - Đối với nhiều người, việc trở thành ông bà là một niềm vui lớn. Những đứa cháu được cho là mang lại “làn gió mới”, giúp mối quan hệ gia đình khăng khít và làm phong phú thêm cuộc sống của các thế hệ.

Trẻ có thể học các giá trị của sự tôn trọng và quan tâm đến những người lớn tuổi hơn khi sống cùng ông bà.
Trẻ có thể học các giá trị của sự tôn trọng và quan tâm đến những người lớn tuổi hơn khi sống cùng ông bà.

Sự trải nghiệm thú vị

Các mối quan hệ giữa ông bà và cháu có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển tình cảm cũng như ý thức của trẻ. Đối với nhiều người, đây là mối quan hệ vô giá.

Ngày nay, trẻ em lớn lên trong những hoàn cảnh gia đình khác nhau. Một số trẻ sống trong đại gia đình gồm ông bà, cha mẹ và cô chú. Thậm chí, đây có thể là khuôn mẫu bình thường trong cuộc sống nhiều gia đình. Trong một số gia đình, đặc biệt nếu ông bà đã mất hoặc không duy trì mối liên hệ gần gũi, chú hoặc dì, cha mẹ đỡ đầu hoặc bạn bè có thể đảm nhận vai trò của “ông bà”.

Khi sống trong gia đình có ông bà, trẻ em có thể trải nghiệm sự chăm sóc và quan tâm cũng như tìm hiểu thêm về cội nguồn văn hóa của mình. Giống như những nghi thức quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc đời, trở thành ông bà là một cơ hội thú vị để thay đổi. Đó đồng thời là sự trải nghiệm trong một mối quan hệ đặc biệt. Nhiều ông bà mô tả niềm vui tuyệt đối khi dành thời gian cho cháu, mà không phải chịu gánh nặng trách nhiệm làm cha mẹ.

Nhiều ông bà ngày nay còn trẻ và có cuộc sống xã hội cũng như công việc của riêng họ. Tuy nhiên, việc trở thành ông bà mang lại “sợi dây” liên kết trực tiếp đến thế giới hoàn toàn mới. Ông bà có thể trực tiếp tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc trẻ hiện tại, đồ chơi và trò chơi mới, sách, sở thích của trẻ, giáo dục cũng như âm nhạc phổ biến. Việc có cháu có thể mang lại cho ông bà cảm giác yên tâm rằng, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cuộc sống của họ có thể thêm ý nghĩa và mục đích. Họ cũng sẽ có thêm niềm tin về giá trị bản thân.

Có lẽ phần quan trọng nhất của việc trở thành ông bà là cơ hội thứ hai. Thông qua mối quan hệ với cháu, ông bà có thể cố gắng và làm tốt hơn một số điều mà họ chưa thực hiện khi làm cha mẹ. Họ không chỉ có thể hình thành mối quan hệ mới với cháu, mà còn giúp tình cảm với các con thêm gắn bó.

Người lớn tuổi được tôn kính và coi như một tài sản, truyền lại cũng như giúp củng cố di sản văn hóa của trẻ em. Song, đối với một số gia đình ngày nay, áp lực phải thích nghi với xã hội mới và từ bỏ những lề lối cũ có thể khiến những người làm ông bà khó duy trì truyền thống.

Bà được coi là người chăm sóc trẻ tuyệt vời vào ban ngày. Không ít ông bà thậm chí có thể để cháu ở lại qua đêm hoặc vào cuối tuần. Nhờ đó, tạo cơ hội cho cha mẹ trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một số ông bà đang cảm thấy bị căng thẳng bởi việc phải chăm sóc các cháu nhiều hơn khiến họ không cảm thấy thoải mái. Trong khi đó, họ mong muốn có một cuộc sống với ít trách nhiệm gia đình hơn.

Ông bà đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của con cháu.

Ông bà đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của con cháu.

Người định hình tính cách trẻ

Ông bà thực sự quan trọng đối với những đứa trẻ. Thông qua mối quan hệ với ông bà, trẻ có thể cảm nhận được mức độ hỗ trợ và chăm sóc khác. Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, tất cả đều khác biệt nếu ai đó có thời gian dành cho chúng. Khi được ông bà chăm sóc, trẻ không chỉ có được một người quan tâm, mà còn là người bạn tâm giao. Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ ông bà có khả năng học tốt hơn ở trường.

Trẻ em có thể thích chia sẻ các kỹ năng, sở thích và ý tưởng cụ thể với ông bà. Trong khi đó, ông có thể là người có mối quan tâm đặc biệt mà cả cha và mẹ đều không chia sẻ. Nếu nói chuyện với cháu về những trải nghiệm đã bỏ lỡ khi rời trường năm 16 tuổi, ông có thể mang lại tác động nhiều hơn tới trẻ, thay vì cha mẹ chúng.

Ông bà cũng là người có thể mang lại cảm giác về lịch sử cho cháu. Họ khiến cuộc sống của “những năm 60” trở nên sống động. Những người trẻ tuổi ở với ông bà nội - ngoại có thể học thích nghi với cách làm việc khác nhau. Họ có thể học các giá trị của sự tôn trọng và quan tâm đến những người lớn tuổi hơn.

Bên cạnh đó, ông bà cũng là người có thể giúp trẻ nhìn nhận cha mẹ theo chiều hướng khác. Việc chứng kiến cha mẹ của mình là một đứa trẻ với ai đó có thể giúp trẻ hiểu các mối quan hệ thay đổi như thế nào theo thời gian. Từ đó, trẻ sẽ phát triển ý thức về bản thân.

Một số nền văn hóa cho rằng, ông bà đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của con cháu. Trong tình huống này, tình cảm gắn bó chính của đứa trẻ có thể là với bà của chúng. Không hiếm trường hợp trẻ ở với ông bà trong khi cha mẹ đi làm, du lịch hay lập nghiệp ở quốc gia khác.

Trong nhiều trường hợp, trẻ được gửi về cho ông bà chăm sóc, trong khi cha mẹ lao động ở nước ngoài. Phản ứng của trẻ đối với trải nghiệm này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, đó là bản chất của sự gắn bó giữa trẻ với cha mẹ và ông bà. Bên cạnh đó, chất lượng của mối quan hệ mà trẻ phát triển với ông bà cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Một số ông bà thấy mình đóng vai trò làm cha mẹ lần thứ hai. Nếu một người mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc con, ông bà có thể thấy mình phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Nếu cách duy nhất là nhìn thấy các cháu được chăm sóc, ông bà có thể cảm thấy rằng, họ không còn lựa chọn nào khác. Mỗi tình huống này đều mang trong mình một câu chuyện riêng. Chúng sẽ có những tác động về mặt tinh thần đối với trẻ cũng như ông bà. 

Theo ChildPsychotherapy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khởi đầu không dễ dàng

GD&TĐ - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã hoàn tất việc chuẩn bị nhân sự thành viên của Ủy ban châu Âu cho nhiệm kỳ 5 năm tới.