Sớm đưa trường học cuối cùng tại Yên Bái hoạt động trở lại sau bão số 3

GD&TĐ - Trường TH Hồng Thái là trường duy nhất tại Yên Bái chưa thể đưa học sinh trở lại trường sau bão số 3.

Trường TH&THCS Hồng Ca 2 (Trấn Yên) trước khi cơn bão số 3 đi qua đã phải di dời và đi học nhờ do nguy cơ sạt lở.
Trường TH&THCS Hồng Ca 2 (Trấn Yên) trước khi cơn bão số 3 đi qua đã phải di dời và đi học nhờ do nguy cơ sạt lở.

Sớm đưa học sinh trở lại trường học

Đến ngày 19/9, Yên Bái có 441/442 nhà trường đã cho học sinh đi học trở lại. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề, đến nay, Trường Tiểu học Hồng Thái, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái vẫn chưa thể đón học sinh.

Hiện, TP Yên Bái và toàn ngành giáo dục dốc lực huy động lực lượng để đẩy nhanh quá trình khắc phục hậu quả sau bão lũ, để Trường Tiểu học Hồng Thái sớm đón học sinh trở lại trường sau lũ.

Trường TH Hồng Thái là trường bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau cơn bão số 3. Toàn bộ nhà trường bị ngập sâu gần 4 m; 15 phòng học tập và làm việc đều chìm trong biển nước. Rất nhiều cơ sở vật chất, bàn ghế, thiết bị dạy học đã bị hư hỏng.

60e02d9a-fe04-4e92-b74d-ed4deca8b2d9.jpg
Trường TH Hồng Thái sau khi nước rút. (Ảnh: ĐVCC)

Đặc biệt, toàn bộ thư viện nhà trường với khoảng 5 nghìn đầu sách các loại cũng không thể sử dụng. Những quyển sách còn sót lại vẫn bám chặt bùn đất. Ước giá trị thiệt hại lên tới trên 1 tỷ đồng. Cùng với đó, trên 60% giáo viên và học sinh của nhà trường cũng bị ảnh hưởng do bão lũ.

Những ngày qua dù tuyến đường di chuyển vào trường vô cùng khó khăn do bùn lầy, rác thải, nhưng nhà trường đã nhanh chóng huy động lực lượng từ cán bộ giáo viên, nhân viên cho đến phụ huynh học sinh cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão lũ.

Thầy giáo Vũ Văn Tấn - Hiệu trưởng trường TH Hồng Thái thông tin: Đến thời điểm này, sân trường đã được vệ sinh cơ bản, đạt trên 90%. Để đón các em học sinh trở lại trường thì khối lượng công việc còn lại rất nhiều. Nếu nhà trường có đủ các điều kiện về điện nước, trang thiết bị, vệ sinh sạch sẽ, đường đến trường của học sinh được đảm bảo thì thứ 2 tuần tới.

b6a90ed7-a0ba-4225-ad66-e28d7f1a6a6e.jpg
Trường TH Hồng Thái là trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại TP Yên Bái. (Ảnh: ĐVCC)

Ông Nguyễn Trường Giang – Trưởng phòng GD&ĐT TP Yên Bái cho biết: “Hiện, nhà trường đã rửa dọn và khắc phục xong cơ sở vật chất. Tuy nhiên, tuyến đường vào trường thì vẫn chưa xong. Để đảm bảo an toàn cho học sinh đến lớp, đầu tuần tới khi đường vào trường đã thực sự được hoàn tất chúng tôi sẽ đón học sinh trở lại”

Vượt khó chờ… trường mới!

Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca nằm trên địa bàn thuộc 3 thôn đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên là Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu. Với 100% là đồng bào dân tộc Mông.

Trong năm học 2024 - 2025 nhà trường hiện có 460 học sinh, trong đó Tiểu học 295 học sinh, THCS: 165 học sinh tỷ lệ học sinh nhà trường là học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo là khá cao, đời sống kinh tế rất khó khăn.

c713db7a-6404-45d3-b580-cce246191c1d.jpg
Hiện, toàn bộ học sinh của trường TH&THCS Hồng Ca 2 phải học nhờ tại 1 điểm trường mầm non. (Ảnh: ĐVCC)

Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhà trường đã phải di dời toàn bộ 460 học sinh, cơ sở vật chất và đi học nhờ tại trường Mầm non của xã. Khoảng cách học sinh đến trường xa hơn, việc đi học của học sinh gặp khó khăn, học sinh xa nhất trên 5km.

Thầy giáo Lê Duy Linh – Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hồng Ca cho biết: Điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho các em học sinh. Cụ thể tại điểm trường Mầm non có 5 phòng học trong khi nhà trường có 14 lớp, chính vì vậy nhà trường đã ngăn phòng ngủ của học sinh Mầm non ra làm phòng học và bắt buộc phải chia ca để học. Học sinh không thể thực hiện việc nấu ăn ở trường và các con phải mang cơm cặp lồng để đảm bảo những ngày học cả ngày.

f4e202cc-a85d-429e-9339-7e6732c389c2.jpg
0f678d56-39d7-4cb3-a680-6a92fdb3e7e2.jpg
Dù cơ sở vật chất không phù hợp, nhưng các thầy cô giáo và học sinh vẫn phải vượt khó để học tập. (Ảnh: ĐVCC)

Cơ sở vật chất của các lớp học Mầm non không phù hợp cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở nên nhà trường đang từng bước khắc phục, sửa chữa. Kinh phí để thực hiện cho những công việc đó không có. Việc xã hội hóa của gia đình học sinh bằng 0 do kinh tế đặc biệt khó khăn của cha mẹ học sinh.

“Xác định thời gian học nhờ để có thể xây trường mới sẽ khá dài, vì vậy trong thời gian tới nhà trường sẽ phải tìm cách khắc phục những khó khăn đó”, thầy giáo Lê Duy Linh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.