Sôi nổi Cuộc thi 'Ý tưởng Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo KGU Startup'

GD&TĐ - “Mô hình trồng rau thủy canh thông minh” đoạt giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo KGU Startup lần V năm 2024”.

PGS.TS Nguyễn Trung Cang - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang trao giải nhất cho Dự án Mô hình trồng rau thủy canh thông minh HYTERTECH.
PGS.TS Nguyễn Trung Cang - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang trao giải nhất cho Dự án Mô hình trồng rau thủy canh thông minh HYTERTECH.

Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo KGU Startup lần V năm 2024”.

Sau các vòng thi đầy cạnh tranh và thử thách, dự án “Mô hình trồng rau thủy canh thông minh HYTERTECH” đã xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành giải Nhất trong cuộc thi.

Cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo KGU Startup” nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong sinh viên. Tạo điều kiện để các bạn trẻ áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế, giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để phát hiện và ươm tạo những ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc, có tính khả thi cao, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho địa phương cũng như cả nước.

Công nghệ tiên tiến - Giải pháp nông nghiệp bền vững Dự án Mô hình trồng rau thủy canh thông minh HYTERTECH sử dụng công nghệ AI để tự động điều chỉnh các yếu tố quan trọng như nước, ánh sáng và dinh dưỡng, giúp cây trồng phát triển tối ưu. Hệ thống này được thiết kế linh hoạt, dễ lắp đặt và có thể áp dụng trong các không gian nhỏ, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình muốn tự trồng rau sạch ngay tại nhà.

soi-noi-cuoc-thi-2-7695-1059.jpg
Các sinh viên trình bày dự án trước ban giám khảo.

Cố vấn dự án, Thạc sĩ Võ Hoàng Nhân, chia sẻ: “Dự án Mô hình trồng rau thủy canh thông minh HYTERTECH đã mang lại một hướng đi mới mẻ cho nông nghiệp đô thị, giúp người dân tiếp cận với nguồn rau sạch ngay tại nhà mà không cần nhiều không gian. Đây là một ý tưởng có tính khả thi cao và hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh”.

Sinh viên Quách Văn Sáng, Trưởng nhóm dự án, chia sẻ: “Chúng em rất tự hào khi dự án của mình được đánh giá cao. Điều này không chỉ là niềm vui mà còn là động lực để chúng em tiếp tục phát triển và cải thiện sản phẩm. Mục tiêu của nhóm là đưa hệ thống thủy canh HYTERTECH trở thành sản phẩm phổ biến, góp phần mang đến nguồn rau sạch và bảo vệ môi trường”.

Danh Thanh Hậu, thành viên nhóm, chia sẻ thêm: “Cuộc thi giúp chúng em ứng dụng công nghệ vào thực tiễn, làm việc nhóm hiệu quả và phát triển từ ý tưởng đến thực tế, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tự tin hơn khi gặp nhà đầu tư và học hỏi nhiều từ các cố vấn”.

Chung kết cuộc thi Ban tổ chức cũng trao Giải Nhì thuộc về dự án “Thiết bị cảnh báo rò rỉ khí Gas”; Giải Ba thuộc về 2 dự án: “Trà hoa sầu riêng” và “Xoài sấy muối ớt”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.