Sốc phản vệ độ 3 do tự ý dùng thuốc kháng sinh

GD&TĐ - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bà T. (72 tuổi, Long Biên, Hà Nội) trong tình trạng nguy cấp do dị ứng thuốc.

Sử dụng thuốc không theo chỉ định sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển.
Sử dụng thuốc không theo chỉ định sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích, đỏ da toàn thân, mạch khó bắt, huyết áp 50/30.

Trước đó, bà T. có tiền sử dị ứng nhiều dị nguyên, bao gồm một số loại thuốc. Do bị đau răng hàm, bà ra hiệu thuốc và được nhân viên bán cho hai loại kháng sinh, giảm đau. 30 phút sau khi uống thuốc, bà xuất hiện phản ứng nặng và được gia đình đưa đi cấp cứu.

Các bác sĩ chẩn đoán, bà T. bị sốc phản vệ độ 3 do thuốc. Người bệnh được cấp cứu bằng thuốc Adrenalin qua bơm tiêm điện tĩnh mạch và truyền dịch liên tục, thở oxy. Đồng thời, được theo dõi sát sao qua monitor.

Sau 2 giờ cấp cứu, sức khỏe bệnh nhân cải thiện rõ, tinh thần tỉnh táo, có thể trò chuyện với người xung quanh, giảm mẩn đỏ, huyết áp ổn định ở mức 105/60 mmHg. Người bệnh được ra viện sau 3 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

BS Vũ Đình Chung - Khoa Cấp cứu - cho biết, hiện, nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tiếp cận các loại thuốc không kê đơn khá dễ khiến người dân có xu hướng lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, giảm đau.

Sử dụng thuốc không theo chỉ định sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển. Từ đó, khiến thuốc kém hiệu quả và mất dần tác dụng trong điều trị bệnh. Thậm chí, người dùng có thể gặp nguy cơ phản vệ nguy hiểm nếu có tiền sử dị ứng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.