Số phận bi thương của công chúa nhà Đường được sủng ái hết mực

Số phận bi thương của công chúa nhà Đường được sủng ái hết mực

Cha yêu thương hết mực, chữ duyên đầu tiêu tan

Công chúa Tân Thành sinh vào năm thứ 8 Trinh Quan, tức năm 634. Cô là kết quả của tình yêu thương ngọt ngào giữa Hoàng hậu Trưởng Tôn và Hoàng đế Đường thái tổ Lý Thế Dân. 

Vì là con út nên cô được phụ hoàng và phụ mẫu bao bọc, nuông chiều hết mực. Sóng gió đầu tiên trong cuộc đời cô công chúa xảy ra khi cô lên 3 tuổi. Trưởng Tôn Hoàng hậu mất. Rất may mắn, Lý Thế Dân đã vô cùng sủng ái Trưởng Tôn hoàng hậu hồi bà còn trên cõi đời, nên tình yêu thương và sự thương nhớ người vợ hiền lành, mẫu mực của ông đã dồn hết cho nàng công chúa út.

Suốt những năm tháng tuổi thơ, Tân Thành công chúa sống trong tình yêu thương và sự bao bọc nhất mực của cha. Với tình yêu thương bao la và sự chăm chút kĩ càng của phụ hoàng, tiểu công chúa lớn lên trong sự vui vẻ và hạnh phúc. 

Chẳng mấy chốc, Tân Thành đã trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp và quyến rũ.

Sóng gió tiếp theo xảy đến với số phận của một trong những người con gái hẩm hiu nhất lịch sử Trung Hoa khi nàng bắt đầu bước vào tuổi cập kê. Lúc bấy giờ, cưới được công chúa là diễm phúc của những chàng phò mã rắn giỏi. Họ vừa phải là con nhà quyền thế, vừa đủ sức, đủ tài, học rộng hiểu nhiều, mới xứng đáng được vua Lý Thế Dân "kén rể".

Ngụy Thúc Ngọc (trưởng nam của Ngụy Chinh) là một người như thế. Tuy nhiên, khi cả hai đã "tình trong như đã mặt ngoài còn e", vua Lý Thế Dân lại đổi ý. Và thế là mối nhân duyên đầu tiên của nàng tan vỡ. 

Tuy không biểu hiện ra ngoài để phật ý phụ hoàng - nhưng Tân Thành công chúa hẳn đã dần cảm nhận được những cơn sóng ngầm tiếp theo đang đợi mình ở chặng tiếp theo cuộc đời.

Sóng gió tiếp theo xảy đến với số phận của một trong những người con gái hẩm hiu nhất lịch sử Trung Hoa khi nàng bắt đầu bước vào tuổi cập kê.
Sóng gió tiếp theo xảy đến với số phận của một trong những người con gái hẩm hiu nhất lịch sử Trung Hoa khi nàng bắt đầu bước vào tuổi cập kê.

Kiếp phu thê với Trưởng Tôn Tượng: Vợ chồng âm dương cách biệt

Tháng 2 năm thứ 23 Trinh Quan, một mối tình mới lại đến. Tân Thành công chúa được hứa gả cho Trưởng Tôn Tượng. Nhưng bất hạnh thay, tháng 5 cùng năm, Lý Thế Dân đột ngột qua đời, hôn lễ lần thứ hai lại bị hủy bỏ. 

Khi còn sống, việc hôn nhân đại sự của Tân Thành công chúa luôn khiến Đường thái tổ canh cánh, lo âu. Ông luôn mong muốn nhìn thấy người con gái cưng sớm hạnh phúc viên mãn trước khi ông qua đời.

Vĩnh Huy năm thứ ba tức năm 625, sau ba năm mãn tang phụ hoàng, hôn lễ giữa Tân Thành công chúa và Trưởng Tôn Tượng được cử hành. Năm đó nàng vừa tròn 18 tuổi, là trang quốc sắc thiên hương, Trưởng Tôn Tượng cũng là một nhân tài, đôi lứa xứng đôi. 

Đường Cao Tông Lý Trị đến chúc phúc cho em gái. Đặc biệt, ông đã tiến phong cho nàng là Tân Thành Trường công chúa và ban cho khu đất 5 nghìn hộ.

Vĩnh Huy năm thứ ba tức năm 625, sau ba năm mãn tang phụ hoàng, hôn lễ giữa Tân Thành công chúa và Trưởng Tôn Tượng được cử hành.
Vĩnh Huy năm thứ ba tức năm 625, sau ba năm mãn tang phụ hoàng, hôn lễ giữa Tân Thành công chúa và Trưởng Tôn Tượng được cử hành.

Trưởng Tôn Tượng yêu nàng say đắm. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, nhưng chuỗi ngày hạnh phúc ấy cũng chỉ kéo dài vọn vẹn tròn 8 năm.

Chuyện triều đình hay hậu cung từ trước đến nay đã khó tránh khỏi sự thị phi. Lúc bấy giờ, Võ Tắc Thiên bắt đầu "nổi lên" với vị thế là một Hoàng hậu vô cùng được sủng ái. Trận chiến chính trị giữa Trưởng Tôn Vô Kỵ và Võ Tắc Thiên đã nhanh chóng phá hỏng cuộc hôn nhân như ý của nàng. 

Khi Trưởng Tôn Vô Kỵ sụp đổ, tất cả những người trong họ Trưởng Tôn đều bị liên lụy. Phò mã của nàng là Trưởng Tôn Tượng bị đi đày đến Sơn Châu.

Biết chuyện, Tân Thành công chúa hết mực ngày đêm cầu xin hoàng huynh Lý Trị. Nhưng phần vì muốn củng cố quyền lực cũng như lợi ích chính trị, phần vì bị Võ Tắc Thiên thao túng, Lý Trị quyết định không giúp em gái cứu vãn hạnh phúc.

Không ngờ ngày tiễn chồng lên đường đi đày cũng là ngày âm dương cách biệt, khi được tin báo tử, Tân Thành công chúa đau buồn ủ rũ, nhan sắc tàn phai.
Không ngờ ngày tiễn chồng lên đường đi đày cũng là ngày âm dương cách biệt, khi được tin báo tử, Tân Thành công chúa đau buồn ủ rũ, nhan sắc tàn phai.

Lý Trị ban đầu cũng chỉ muốn loại trừ Trưởng Tôn Vô Kị, nhưng Võ Tắc Thiên không phải là người đàn bà tầm thường, đã diệt cỏ là phải nhổ tận gốc. Cho nên, khi Trưởng Tôn Tượng vừa kịp đến Sơn Châu, Võ Tắc Thiên đã ra lệnh mật báo cho quan quân địa phương chờ giết anh ta.

Không ngờ ngày tiễn chồng lên đường đi đày cũng là ngày âm dương cách biệt, khi được tin báo tử, Tân Thành công chúa đau buồn ủ rũ, nhan sắc tàn phai. 

Nàng công chúa yếu đuối hận Võ Tắc Thiên đến tận xương tủy. Nhưng lúc đó Võ Tắc Thiên đã là hoàng hậu, vừa được sủng ái, vừa am hiểu chuyện triều chính, còn nàng, với một trái tim đơn thuần tha thiết yêu thương, đành âm thầm ôm nỗi hận không dám nói ra.

Vi Chính Cự: Đời chồng cuối chịu nhiều oan nhục

Sau cái chết của Trưởng Tôn Tượng, Đông Dương công chúa đồng cảm được nỗi đau của em gái mình nên đã tìm cách làm mối Tân Thành với Vi Chính Cự.

Chuyện tái giá đối với công chúa lúc bấy giờ chưa bị cấm cản. Tân Thành quyết định "thử" một lần nữa với chữ duyên. Nàng thoát ra sự đau khổ trầm uất bằng cách "kết tóc se tơ" với Vi Chính Cự. 

Sau khi thành hôn, hai vợ chồng thường xuyên bất hòa, cãi vã liên miên. Gánh chịu nỗi đau và sự hận thù trong lòng quá lớn, nên tính cách của Tân Thành công chúa cũng thay đổi nhiều. 

Nàng trở nên khó tính, cục cằn và hay nổi cáu vô cớ, thêm việc gia tộc công chúa có bệnh cao huyết áp di truyền, nên rất có thể trong lúc nóng giận dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim mà chết.

Gánh chịu nỗi đau và sự hận thù trong lòng quá lớn, nên tính cách của Tân Thành công chúa cũng thay đổi nhiều.
Gánh chịu nỗi đau và sự hận thù trong lòng quá lớn, nên tính cách của Tân Thành công chúa cũng thay đổi nhiều.

Tháng 3 năm thứ ba Long Sóc tức năm 663, Tân Thành công chúa bị bệnh qua đời, thọ 30 tuổi, kết thúc 4 năm hôn nhân vợ chồng đầy sóng gió với Vi Chính Cự, cũng như kết thúc số kiếp đầy bất hạnh của một công chúa.

Quá sốc trước sự ra đi của cô em gái luôn được cả nhà hết mực yêu thương, Đường cao tông Lý Trị đã sai người đến thẩm vấn phò mã Vi Chính Cự. 

Cuối cùng, Vi Chính Cự bị xử tử trong niềm oan ức và nỗi tủi nhục. Con cháu cũng bị giết hết, gia tộc tiêu tán. Án phạt bi thương này, chắc chỉ có Tân Thành công chúa nơi thiên đường hiểu được. 

Rõ ràng, Vi Chính Cự - người đã cố gắng dung hòa tình cảm với một nàng công chúa bất hạnh - hoàn toàn không có lỗi. Nếu có trách, hãy trách trái tim của Tân Thành đã quá mệt mỏi để đón nhận một cuộc hôn nhân lấp chỗ trống.

Nếu có trách, hãy trách trái tim của Tân Thành đã quá mệt mỏi để đón nhận một cuộc hôn nhân lấp chỗ trống.
Nếu có trách, hãy trách trái tim của Tân Thành đã quá mệt mỏi để đón nhận một cuộc hôn nhân lấp chỗ trống.

Nhưng trong lúc tức giận và đau lòng, Lý Trị không thể nào chấp nhận được nguyên nhân cái chết đột ngột của người em gái mình, nên nỗi tức giận và đau khổ này đều trút lên đầu Vi Chính Cự, và đã tạo ra nỗi oan thiên cổ.

Sau khi Tân Thành công chúa qua đời, Lý Trị đã đặc cách dùng lễ nghi tang lễ của Hoàng hậu dành cho nàng và cho an táng tại Chiêu lăng. 

Sau này, khi Lý Trị bình tĩnh lại và nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất em, ông cũng cảm thấy oan uổng cho phò mã Vi Chính Cự. 

Về cuối đời, ông cho hợp táng Vi Chính Cự cùng với Tân Thành công chúa trong Chiêu lăng, vừa để họ có nhau trong đời, vừa để giải oan cho chàng phò mã đáng thương.

TheoHelino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ