Số phận bi thảm của mỹ nữ 21 tuổi làm hoàng hậu, 30 thành hoàng thái hậu, 32 lại làm sủng phi

Thân phận của vị mỹ nữ này cũng đứng đầu thiên hạ, cao không thể với tới, thế nhưng chỉ qua ba mươi tuổi tựa như bông hoa trước gió, nhanh chóng héo tàn. Đại mỹ nữ là chính là Bắc Tề hoàng hậu - Lý Tổ Nga.

Số phận bi thảm của mỹ nữ 21 tuổi làm hoàng hậu, 30 thành hoàng thái hậu, 32 lại làm sủng phi

Từ xưa hồng nhan đã bạc mệnh, những cô gái càng xinh đẹp lại càng gặp nhiều trắc trở. Có thể nói, xinh đẹp chưa chắc đã là chuyện tốt. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc đời của một đại mỹ nữ thời xưa, không chỉ có dung mạo xinh đẹp tuyệt trần, có có tài hoa khiến người người ca ngợi.

Thân phận của vị mỹ nữ này cũng đứng đầu thiên hạ, cao không thể với tới, thế nhưng chỉ qua ba mươi tuổi tựa như bông hoa trước gió, nhanh chóng héo tàn. Đại mỹ nữ là chính là Bắc Tề hoàng hậu - Lý Tổ Nga.

Theo sử sách ghi chép, Lý Tổ Nga xuất thân thế gia, từ nhỏ đã được giáo dưỡng cẩn thận, có tri thức, hiểu lệ nghĩa. Bên cạnh đó, thiên sinh lệ chất, xinh đẹp nổi bật, được đánh giá là cả dung mạo và phẩm hạnh, tài hoa đều cực kỳ hoàn mỹ.

Thời Đông Ngụy, quyền lực trọng yếu rơi vào tay Cao Hoan, con trai thứ của Cao Hoan là Cao Dương cực kỳ mê luyến sắc đẹp và tài năng của Lý Tổ Nga, vì vậy đã xin cha tới Lý gia cầu hôn, cuối cùng rước được đại mỹ nữ về nhà.

Cao Dương là người có chí lớn, hiểu được thế sự. Sau khi cha và anh trai qua đời, Cao Dương chính thức bước lên ngai vàng vào năm 24 tuổi, phong vợ mình Lý Tổ Nga làm hoàng hậu, năm đó bà 21 tuổi.

Cao Dương trên chính trường là một người có dũng, có mưu thế nhưng rất lăng nhăng, ham sắc. Duy nhất chỉ với hoàng hậu Lý Tổ Nga là Cao Dương luôn luôn cung kính, không dám lỗ mãng. Mấy năm đó, có thể là những năm hạnh phúc nhất của vị hoàng hậu này.

Khoảng chục năm sau, có lẽ do hoang dâm quá độ, Cao Dương qua đời, truyền ngôi cho con cả là Cao Ân. Lý Tổ Nga lúc này 30 tuổi, trở thành hoàng thái hậu.

Đáng nói, lúc này triều chính hỗn loạn, thái hoàng thái hậu Lâu Chiêu Quân - mẹ của vua Cao Dương và hai người em trai Cao Dương là Cao Diễn và Cao Trạm chiếm quyền. Cao Ân vừa làm vua được mấy tháng đã bị chính bà nội phế bỏ, Lâu Chiêu Quân đưa con trai mình Cao Diễn lên làm hoàng đế.

Cao Ân sau đó bị giết, Lý Tổ Nga bị ép phải chuyển đến cung Chiêu Tín, không được phép ở lại cung của hoàng thái hậu.

Hai năm sau, Cao Diễn bệnh chết, Cao Trạm lên thay. Cao Trạm vẫn luôn mê đắm sắc đẹp của chị dâu, vừa lên ngôi đã tới Chiêu Tín cung để chiếm lấy Lý Tổ Nga, hứa sẽ sủng ái hết mực.

Lý Tổ Nga ban đầu cự tuyệt, thế nhưng Cao Trạm lại đem đứa con trai còn lại của Lý Tổ Nga là Cao Thiệu Đức ra để uy hiếp. Rơi vào đường cùng, Lý Tổ Nga chỉ còn biết khuất nhục, hầu hạ em chồng, chính thức trở thành phi tử của Cao Trạm.

Những ngày sau đó, Lý Tổ Nga liên tục phải hầu hạ Cao Trạm, dẫn đến việc bà có thai, bị cả kinh thành chê cười, con trai Cao Thiệu cũng mắng nhiếc bà là người đáng sợ.

Vì quá tủi nhục, sau khi sinh hạ một tiểu công chúa cho Cao Trạm, Lý Tổ Nga đã tự tay bóp chết con mình. Sau khi Cao Trạm phát hiện ra sự thật, dưới cơn nóng giận đã chém chết Cao Thiệu Đức, đánh đập Lý Tổ Nga.

Lý Tổ Nga từ đó mất hết dũng khí, can đảm, liền xuất gia làm ni cô. Sau đó, Bắc Tề diệt vong, Bắc Chu cũng không còn, nhà Tùy thành lập, Tùy Văn Đế ân chuẩn cho Lý Tổ Nga quay về cha mẹ. Từ đó, không còn ghi chép lịch sử nào về Lý Tổ Nga nữa, không biết khi nào bà qua đời.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.