Số ca mắc Covid-19 tăng cao ở nhiều địa phương do người về từ vùng dịch

GD&TĐ - Nguyên nhân số ca mắc tăng cao ở nhiều địa phương chủ yếu do người trở về từ các vùng có dịch (2% tổng số người trở về các địa phương); lượng người dân di chuyển lớn cùng với tâm lý chủ quan...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo lãnh đạo 8 địa phương (Cần Thơ; Bạc Liêu; Kiên Giang; Sóc Trăng; An Giang; Tiền Giang; Đắk Lắk; Gia Lai) nhận định chung, trong khoảng 14 ngày qua, số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng, trong đó, phần lớn các ca mắc được phát hiện trong cộng đồng.

Đáng chú ý, một số địa phương có số ca mắc cao như Cần Thơ (440 ca/ngày), Bạc Liêu (414 ca/ngày), An Giang (355 ca/ngày)…

Nguyên nhân số ca mắc tăng cao chủ yếu do người trở về từ các vùng có dịch (2% tổng số người trở về các địa phương); các địa phương nới lỏng giãn cách nhằm thực hiện hế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; lượng người dân di chuyển lớn cùng với tâm lý chủ quan.

Đáng lưu ý, một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất trở lại nhưng vẫn chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn của Bộ Y tế…

Trong bối cảnh đó, các địa phương tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết, với mục tiêu nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất, thành phố đang thực hiện xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng để ngăn chặn dịch bệnh cho đến khi bao phủ lượng vaccine cần thiết. Bên cạnh đó, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp sản xuất trở lại; củng cố lực lượng cơ sở để ứng phó với dịch bệnh.

Tương tự, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, An Giang cho biết, tỉnh có chủ trương sàng lọc, test nhanh trong cộng đồng, đặc biệt ở những khu vực nguy cơ cao; từ đó, phong tỏa hẹp để tiếp tục sàng lọc nhằm mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trên quy mô từng xã, huyện. Cùng với việc tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, các khu điều trị tập trung chú trọng việc nâng cao sức khỏe cho các F0 để hạn chế chuyển nặng.

Một số địa phương như Kiên Giang, Tiền Giang đã triển khai thí điểm điều trị F0 tại nhà...

Các địa phương cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, theo dõi thường xuyên để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; cải thiện hệ thống y tế cơ sở để hỗ trợ cách ly F1 và điều trị F0 không có triệu chứng tại nhà; có phương án, chính sách để phối hợp y tế công và tư nhân trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19; công nhận xét nghiệm nhanh do doanh nghiệp tự triển khai để giảm tải cho lực lượng y tế…

Do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho người trên 18 tuổi của 8 địa phương đạt từ 70-94% nhưng tỷ lệ tiêm mũi 2 rất thấp, lãnh đạo các địa phương kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương phân bổ đủ vắc xin để các địa phương triển khai thực hiện tiêm phủ 2 mũi vắc xin cho người dân trên 18 tuổi; phân bổ đủ vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ em trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.