Số ca mắc Covid-19 tại châu Á vượt 10 triệu, Ấn Độ lo lắng vì... đến mùa đốt rơm

GD&TĐ - Số ca mắc Covid-19 ở châu Á đã vượt qua con số 10 triệu vào hôm qua (24/10) và trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng thứ 2 trên thế giới – theo thống kê của hãng tin Reuters.

Một phụ nữ Ấn Độ đi trên đường phố.
Một phụ nữ Ấn Độ đi trên đường phố.

Chỉ sau Mỹ Latinh, số ca mắc Covid-19 ở châu Á chiếm khoảng ¼ trong tổng số 42,1 triệu ca mắc Covid-19 toàn cầu. Châu Á có hơn 163.000 ca tử vong vì đại dịch, chiếm khoảng 14% tổng số ca tử vong toàn thế giới.

Việc kiểm đếm của Reuters dựa trên báo cáo chính thức của các quốc gia. Nhiều chuyên gia cho rằng con số thực sự của ca mắc và tử vong có thể cao hơn nhiều do sự thiếu sót trong xét nghiệm và báo cáo ở các nước.

Mặc dù có số ca mắc tăng lên nhưng khu vực này nhìn chung có cải thiện trong việc xử lý đại dịch trong những tuần gần đây, với số ca mắc mới mỗi ngày đang chậm dần ở những nơi như Ấn Độ. Đây là điều ngược lại với châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong khu vực, Nam Á với sự đứng đầu là Ấn Độ, là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất khi có tới 21% số ca mắc và 12% ca tử vong toàn cầu. Điều này tương phản với các nước như Trung Quốc và New Zealand – các nước đã ngăn chặn được sự lây nhiễm, trong khi đó dù chật vật chống dịch nhưng Nhật Bản có số ca mắc không tăng thêm.

Ấn Độ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ dù sự lây nhiễm đang giảm dần tại quốc gia đông dân này. Ấn Độ báo cáo hơn 57.000 ca mắc mới mỗi ngày, và cứ 10.000 người thì có 58 ca mắc mới. Trung bình, mỗi ngày Ấn Độ có 764 ca tử vong vì Covid-19 và đây là mức tồi tệ nhất thế giới. Hiện Ấn Độ có khoảng 7,8 triệu ca mắc, ít hơn  tổng số 8,5 triệu ở Mỹ và gần 118.000 ca tử vong, so với 224.128 ca tử vong ở Mỹ. Không giống đợt dịch bùng phát tại Mỹ, Ấn Độ có số ca giảm hàng ngày trong gần 3 tháng.

Tuy nhiên, các bác sĩ lo ngại số ca mắc ở Ấn Độ có thể bùng phát trở lại khi một kỳ nghỉ lễ đang tới gần và mùa đông kéo theo ô nhiễm trầm trọng hơn do nông dân đốt rơm rạ, làm tăng thêm tình trạng khó thở mà nhiều bệnh nhân Covid-19 phải gánh chịu.

Quốc gia láng giềng phía đông của Ấn Độ, Bangladesh là nơi bị ảnh hưởng nặng thứ 2 ở châu Á với gần 400.000 ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, số ca lây nhiễm hàng ngày đã giảm xuống còn 1.453 ca, ít hơn 40% so với mức cao nhất của tháng 7. Mặc dù đại dịch đang chậm lại ở Bangladesh nhưng nước này đang đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng khi đợi bùng phát dịch thứ 2 tấn công các thị trường chính ở châu Âu và Mỹ.

Ngay cả khi nước này đạt được sự tiến bộ trong việc kiểm soát Covid-19, lãnh đạo ngành may mặc chủ chốt ở Bangladesh cho biết các nhà bán lẻ quốc tế đang trị hoãn đơn đặt hàng hoặc yêu cầu giảm giá mạnh, buộc họ phải sa thải công nhân. Khoảng 1 triệu công nhân đã bị sa thải nhưng khoảng 1/3 trong số này đã được thuê lại kể từ tháng 7.

Tại Đông Nam Á, tuần trước Indonesia vượt Philippines để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất khu vực với hơn 370.000 ca mắc Covid-19.

Quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới là Indonesia cũng phải vật lộn để kiểm soát dịch bùng phát. Với việc quốc gia này đăng cai tổ chức World Cup cho cầu thủ dưới 20 tuổi vào năm sau, chính phủ đang chạy đua để cung cấp vaccine hiện vẫn đang được phát triển.

Philippines tuần trước báo cáo số ca mắc trong ngày cao nhất trong tháng và phải đưa ra các hạn chế quanh thủ đô Manila cho tới ngày 31/10 để kiẻm tra Covid-19.

Mặc dù châu Á chưa đạt được nhiều cải thiện trong chống dịch Covid-19 nhưng một chuyên gia của WHO nói rằng châu Âu và Bắc Mỹ nên theo gương các nước châu Á trong việc kiên trì với các biện pháp chống Covid-19 và những quy định giới hạn đối với người mắc Covid-19.

Giám đốc Mike Ryan của chương trình khẩn cấp WHO nói rằng số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu có thể tăng gấp đôi lên 2 triệu trước khi một vaccine hiệu quả được dùng rộng rãi và thậm chí con số này còn cao hơn nữa nếu không có hành động mạnh mẽ để chống dịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ