Số ca mắc Covid-19 ở Bắc Kinh tăng cao, Nga sắp tiêm vắc xin nội địa cho người 12-18 tuổi

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có 362.814.661 ca mắc, gồm 3.438.564 ca mới. Số ca tử vong là 5.644.514 ca, gồm 9.997 ca mới.

Người dân xếp hàng dài tại một địa điểm xét nghiệm axit nucleic bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 26 tháng 1 năm 2022.
Người dân xếp hàng dài tại một địa điểm xét nghiệm axit nucleic bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 26 tháng 1 năm 2022.

Tại Trung Quốc, Bắc Kinh báo cáo 14 ca mắc Covid-19 được xác nhận tại địa phương vào hôm qua (26/1) và đây là số ca mắc cao nhất trong đợt bùng phát dịch hiện tại. Trong khi đó Thế vận hội Mùa đông sẽ bắt đầu tại thủ đô Trung Quốc và tỉnh Hà Bắc lân cận chưa đầy 2 tuần nữa.

Theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia, số ca mắc lây lan trong nước có các triệu chứng đã được xác nhận ở Bắc Kinh được báo cáo hôm thứ 3 chiếm hơn một nửa trong số 24 ca mắc như vậy trên toàn quốc.

Bắc Kinh đã phát hiện tổng cộng 55 ca mắc tại cộng đồng có các triệu chứng kể từ ngày 15/1 với cả 2 biến thể Omicron và Delta. Con số này thấp hơn đáng kể so với các nơi khác trên thế giới nhưng nó diễn ra trong bối cảnh thành phố đã phong tỏa có mục tiêu đối với hàng nghìn người và xét nghiệm vài triệu người để ngăn cản sự lây truyền.

Các động thái của Bắc Kinh phù hợp với phương châm của quốc gia này nhằm hạn chế sự bùng phát của virus càng sớm càng tốt. Điều này càng trở nên cấp thiết vì Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tổ chức an toàn Thế vận hội Mùa đông và ngăn chặn các đợt bùng phát lớn trong mùa du lịch Tết Nguyên đán.

Ngoài Bắc Kinh, các tỉnh Hắc Long Giang, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam và Quảng Đông cũng như khu vực Tân Cương đều báo cáo các ca mắc rải rác tại địa phương với các triệu chứng đã được xác nhận hôm thứ 3.

Tại châu Âu, Áo sẽ chấm dứt lệnh phong tỏa đối với người chưa tiêm vắc xin đầy đủ vào thứ 2 tuần sau vì áp lực đối với các bệnh viện đã giảm bớt.

Trong khi đó Thụy Điển sẽ gia hạn một số hạn chế trong 2 tuần nữa, trong khi nước láng giềng Đan Mạch dự kiến sẽ thông báo không còn coi Covid-19 là “một căn bệnh xã hội nghiêm trọng” kể từ tháng tới và sẽ loại bỏ các hạn chế.

Tuy nhiên, hôm qua Romania ghi nhận một sự tăng vọt về số ca mắc Covid-19, đạt mức cao nhất trong đại dịch với gần 35.000 ca mắc hàng ngày, gần bằng gấp 2 lần so với một ngày trước đó. Số ca tử vong cũng bắt đầu tăng lên.

Nga đã mở rộng việc triển khai một loại vắc xin được phát triển trong nước cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trong bối cảnh số ca mắc tăng mạnh do biến thể Omicron gây ra.

Mỹ đã vận chuyển 400 triệu liều vắc xin Covid-19 như một phần cam kết trước đó là sẽ tặng khoảng 1,2 tỷ liều cho các quốc gia có thu nhập thấp – Nhà trắng cho biết hôm qua.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ tặng đợt vắc xin thứ 2 bao gồm 500 triệu liều cho chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX, nâng tổng số liều cam kết lên khoảng 1,2 tỷ. Lô vắc xin mới nhất sẽ được chuyển trong tháng này.

Các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết những nước nghèo cần ít nhất 5-6 tỷ liều để giúp chống Covid-19 trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra.

Tổng thể, chương trình COVAX do WHO cùng Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng đã cung cấp hơn 1 tỷ liều cho 144 quốc gia, đồng thời đặt mục tiêu đạt được 70% tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 vào giữa năm 2022.

Theo CNA/Worldometer/CBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…