Sinh viên xoay xở trong kỳ thực tập giữa đại dịch

GD&TĐ - Kỳ thực tập là thời điểm để các sinh viên năm cuối bắt đầu làm quen, học tập kinh nghiệm làm việc từ môi trường thực tế. Thế nhưng, dịch Covid-19 khiến việc thực tập của nhiều sinh viên gặp nhiều khó khăn.

Sinh viên thực tập.
Sinh viên thực tập.

Sinh viên “vượt khó” trong đại dịch

Từ tháng 5/2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch bệnh, các trường Đại học (ĐH) ở Đà Nẵng chuyển sang dạy học trực tuyến. Sinh viên thực tập tại doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Qua tìm hiểu, hầu hết sinh viên thuộc các khối ngành kỹ thuật ở các trường Đại học tại Đà Nẵng chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch. Theo chương trình đào tạo của trường, sinh viên năm cuối sẽ được gửi đi đào tạo tại doanh nghiệp, nơi các em được trải nghiệm công việc và kỹ năng nghề nghiệp thực tế.

Tuy nhiên, tác động kéo dài của dịch cũng như các biện pháp giãn cách chặt chẽ khiến nhiều doanh nghiệp không thể tiếp nhận sinh viên của nhà trường. Để hỗ trợ tối đa cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, ra trường đúng tiến độ, nhiều trường đã có những giải pháp hỗ trợ cao mạnh mẽ nhất cho sinh viên, nhằm giúp sinh viên vượt qua những khó khăn này.

Sinh viên Nguyễn Hoàng Anh  - năm thứ 4, Khoa Công nghệ số, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) đã được các thầy cô giáo của trường kết nối tìm nơi thực tập. Học chuyên ngành Công nghệ Thông tin, việc thực tập đòi hỏi trải nghiệm thực tế nhiều nhưng các đợt giãn cách xã hội liên tục kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9/2021, làm việc trong môi trường khép kín nên gặp không ít khó khăn. Chủ yếu làm việc trực tuyến.

Sinh viên Hoàng Anh chia sẻ: “Thời gian thực tập kéo dài chỉ 3 tháng, nhưng do dịch nên hạn chế cho sinh viên lên công ty. Do đó, hầu như em trao đổi, xin hình ảnh, tài liệu, họp nhóm bằng hình thức trực tuyến, một số buổi làm việc quan trọng thì chúng em đến công ty. Thật may mắn, kinh nghiệm có được trong thời gian làm thực tập em được thầy và các anh chị lập trình viên ở công ty chỉ dạy nhiệt tình, nên đã hoàn thành báo cáo thực tập đúng tiến độ”.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sinh viên thực tập bằng hình thức trực tuyến.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sinh viên thực tập bằng hình thức trực tuyến.

Còn sinh viên Phạm Ngọc Anh (năm 4, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật) cũng vừa hoàn thành kỳ thực tập ở Công ty CP Công nghệ số Thông Minh vào ngày 21/1 vừa qua cho hay, do chủ động thích ứng với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới nên em có nhiều thời gian trải nghiệm, học hỏi tại công ty. Song còn nhiều khó khăn nhất định, nhất là việc trao dồi những kỹ năng mềm ở môi trường làm việc.

“Quả ngọt” cho sự cố gắng

Thạc sĩ Lê Vũ – Giám đốc Trung tâm Học liệu và Truyền thông, giảng viên Khoa Công nghệ số - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cho hay, các giảng viên của nhà trường đã nỗ lực kết nối với doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực tập. Các sinh viên khối kỹ thuật khi được thực tập tại doanh nghiệp, sẽ có cơ hội tiếp cận công việc, nâng cao kiến thức, có kinh nghiệm làm việc.

“Việc các sinh viên cố gắng thực tập trong lúc khó khăn như thời gian vừa qua là hết sức đáng khen. Cũng trong kỳ thực tập vừa qua, có 3 sinh viên do tôi hướng dẫn được đơn vị thực tập nhận vào làm việc sau khi hết thời gian thực tập. Đây là những thành quả khích lệ, những “quả ngọt” cho sự cố gắng của sinh viên và sự giúp đỡ tận tình của các doanh nghiệp”, Thạc sĩ Lê Vũ chia sẻ.

Các giảng viên trao đổi với sinh viên trước khi sinh viên bắt đầu kỳ thực tập.
Các giảng viên trao đổi với sinh viên trước khi sinh viên bắt đầu kỳ thực tập.

Trao đổi với PV Báo GD&TĐ, PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho biết, những gián đoạn do đại dịch Covid-19 khiến sinh viên các trường thuộc khối kỹ thuật phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn.

"Sinh viên thuộc khối kỹ thuật - công nghệ nói chung và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật nói riêng đều phải được đào tạo thông qua trải nghiệm thực tế trên các máy móc, thiết bị và ngoài công trường. Do vậy, việc sinh viên đến trường làm thí nghiệm, thực hành, thực tập và trải nghiệm nghề thực tế tại doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng.

Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế tới 30-35% số tín chỉ các học phần này, vì thế, nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất để các sinh viên sớm đến trường học trực tiếp, đảm bảo tiến độ của chương trình đào tạo”, PGS.TS Phan Cao Thọ nhấn mạnh.

Theo vị đại diện lãnh đạo trường, đến nay, trường đã nỗ lực kết nối doanh nghiệp, lùi lịch đăng ký thực tập và linh hoạt kết hợp thực tập với đồ án tốt nghiệp…

“Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cũng yêu cầu các giảng viên trực tiếp kết nối với các đơn vị đối tác, doanh nghiệp cùng linh hoạt trong bố trí lịch thực tập của sinh viên vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa thực hiện được kế hoạch thực tập.

Việc nhà trường sớm tổ chức cho sinh viên trở lại trường học trực tiếp vào tháng 12/2021 là thưc hiện linh hoạt chủ trương Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và luôn bên cạnh các em để vượt qua khó khăn trong đại dịch, đảm bảo chất lượng đào tạo, giúp các em đủ kiến thức khi ra trường”, PGS.TS PHan Cao Thọ cho hay. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.