Sinh viên Trường Đại học Hạ Long tranh tài nấu ăn

GD&TĐ - Trong thời gian 60 phút, các đội thi phải hoàn thành chế biến từ 3 đến 5 món ăn cho 4 người ăn, đạt các tiêu chí về sắc, hương, vị.

Các thí sinh tham gia phần thi "Sứ giả ẩm thực Quảng Ninh".
Các thí sinh tham gia phần thi "Sứ giả ẩm thực Quảng Ninh".

Ngày 21/10, Trường Đại học Hạ Long tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả ẩm thực Quảng Ninh” lần thứ III năm 2022.

Với chủ đề “Ẩm thực Quảng Ninh - Đặc sản trong lòng di sản”, hội thi được tổ chức gồm 2 phần là “Gian hàng ẩm thực” và “Sứ giả ẩm thực Quảng Ninh”.

Phần thi “Sứ giả ẩm thực Quảng Ninh” có sự tham gia của 20 đội thi đến từ các chuyên ngành thuộc Khoa Du lịch, Trường Đại học Hạ Long. Trong thời gian 60 phút, các đội thi phải hoàn thành chế biến từ 3 đến 5 món ăn cho 4 người ăn, đạt các tiêu chí về sắc, hương, vị do ban tổ chức đưa ra, khuyến khích sử dụng các nguyên liệu OCOP của tỉnh Quảng Ninh.

Trong phần thi “Gian hàng ẩm thực”, các đội thi thiết kế gian hàng, trưng bày và bán các sản phẩm ẩm thực theo chủ đề và thuyết trình về ý tưởng của đội. Phần thi không chỉ rèn các kỹ năng cần thiết cho sinh viên, mà còn phát hiện và khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo tiềm năng trong ngành ẩm thực.

Hội thi được tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên Trường Đại học Hạ Long, giúp các em có cơ hội thực hành kiến thức, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời góp phần đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá về các sản vật, sản phẩm OCOP Quảng Ninh thông qua văn hóa ẩm thực.

Ban giám khảo chấm điểm phần thi "Sứ giả ẩm thực Quảng Ninh".
Ban giám khảo chấm điểm phần thi "Sứ giả ẩm thực Quảng Ninh".

Bước sang năm thứ 3 tổ chức và trong bối cảnh du lịch mở cửa trở lại, hội thi cũng là cầu nối giữa cơ sở đào tạo với các nhà tuyển dụng, giúp doanh nghiệp tìm kiếm các ứng viên phù hợp và nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách của du lịch Quảng Ninh.

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 1 giải Sáng tạo cho các đội tham gia phần thi “Sứ giả ẩm thực” và 3 giải Nhất, Nhì, Ba cho 3 đội tham gia phần thi “Gian hàng ẩm thực”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.

Bức ảnh bà Hiền (hàng đầu thứ 4 từ trái sang) và đoàn công tác chụp chung với Bác Hồ năm 1966.

Một giờ gặp Bác, trọn đời khắc ghi

GD&TĐ - Được gặp Bác chỉ vỏn vẹn một giờ, nhưng với bà Lê Thị Hiền (TP Hà Tĩnh), đó là ký ức không bao giờ phai. Không chỉ vì đó là vinh dự lớn lao, mà bởi từ cuộc gặp ấy, một ngọn lửa trong bà được thắp lên, để rồi suốt cuộc đời bà sống theo ánh sáng ấy.

Nhà giáo Vũ Ngọc Khôi tại một hội thảo khoa học. Ảnh: NVCC.

Thực nghĩa một chữ 'thầy'

GD&TĐ - Có thể nói, thứ còn lại của Vũ Ngọc Khôi không phải là cái chức to hay danh hiệu lớn mà là cốt cách và tác phẩm, không riêng học trò mà nhiều người gọi anh là THẦY với thực nghĩa của từ này.