Sinh viên Trung Quốc thử sống 200 ngày không có ánh sáng Mặt trời

GD&TĐ - Bị khóa kín sau cánh cửa thép của 2 cabin lớn ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc, các sinh viên đại học đang muốn cảm nhận được cuộc sống ở trạm vũ trụ trên một hành tinh khác và sử dụng các đồ tái chế từ cây cỏ cho tới nước tiểu để tồn tại.  

Sinh viên Trung Quốc thử sống 200 ngày không có ánh sáng Mặt trời

Hoạt động trên nằm trong một dự án nhằm tạo ra một hệ sinh thái tự cung cấp mọi thứ mà con người cần để sống sót.

4 sinh viên từ Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh đã bước vào cabin mang tên Cung điện mặt trăng -1 hôm qua (9/7) với mục tích là sống tự lập tại đây trong 200 ngày.

Họ cho biết rất vui với vai trò làm người thử nghiệm nếu điều này giúp họ gần với giấc mơ làm phi hành gia.  Nghiên cứu sinh tiến sĩ Liu Guanghui cho biết: “Tôi sẽ học được rất nhiều điều từ việc này. Đây thật sự là một kinh nghiệm sống đặc biệt”.

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu trong lĩnh vực thăm dò không gian với kế hoạch thăm dò lần đầu tiên tại mặt tối của Mặt trăng vào năm 2018 và đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2036. Cuộc thử nghiệm Cung điện Mặt trăng 365 có thể giúp người Trung Quốc ở trên Mặt trăng lâu hơn.

Giáo sư Liu Hong của Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh cho biết mọi thứ cần thiết cho sự sống của con người đã được tính toán kỹ lưỡng. “Chúng tôi đã thiết kế để oxy (do thực vật ở trạm tạo ra) vừa đủ nhu cầu của người, động vật và các vi sinh vật phân hủy chất thải” – bà Liu Hong cho hay – “Tuy nhiên thỏa mãn nhu cầu thể chất chỉ là một phần của cuộc thử nghiệm. Vẽ ra được biểu đồ về mức độ ảnh hưởng tinh thần trong tình trạng sống khép kín trong không gian nhỏ, trong một khoảng thời gian dài cũng quan trọng không kém”.

Nhóm hỗ trợ của dự án đã đưa ra các công việc hàng ngày để các sinh viên duy trì sự vui vẻ. Tuy nhiên, nhóm thử nghiệm 200 ngày sẽ được thực hiện để xem họ phản ứng thế nào khi sống trong khoảng thời gian dài mà không có ánh sáng Mặt trời. “Chúng tôi đã thử trên động vật và bây giờ muốn xem ảnh hưởng tác động lên con người” – Giáo sư Liu nói.

Một tình nguyện viên kiểm tra hệ thực vật bên trong cabin mô phỏng điều kiện sống trên trạm vũ trụ mang tên Cung điện Mặt trăng
Một tình nguyện viên kiểm tra hệ thực vật bên trong cabin mô phỏng điều kiện sống trên trạm vũ trụ mang tên Cung điện Mặt trăng 
Các tình nguyện viên tuyên thệ trước khi vào cabin
 
Các tình nguyện viên tuyên thệ trước khi vào cabin 
Các tình nguyện viên bên trong cabin
 Các tình nguyện viên bên trong cabin
Màn hình trong phòng điều khiển cabin
 Màn hình trong phòng điều khiển cabin
Một tình nguyện viên bên trong cabin trả lời câu hỏi của báo chí
 Một tình nguyện viên bên trong cabin trả lời câu hỏi của báo chí
Nhân viên trong phòng điều khiển cabin
 Nhân viên trong phòng điều khiển cabin
Bà Liu Hong, người chịu trách nhiệm thiết kế Dự án Cung điện Mặt trăng 365 đứng bên ngoài cabin
 
Bà Liu Hong, người chịu trách nhiệm thiết kế Dự án Cung điện Mặt trăng 365 đứng bên ngoài cabin
Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ