Sinh viên khóa đầu tiên ở Đà Nẵng hoàn thành đào tạo ngắn hạn thiết kế vi mạch bán dẫn

GD&TĐ - 15 sinh viên khóa đầu tiên ở Đà Nẵng đã hoàn thành khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn thiết kế vi mạch bán dẫn.

Sinh viên nhận Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn Thiết kế vi mạch bán dẫn (khóa đầu tiên).
Sinh viên nhận Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn Thiết kế vi mạch bán dẫn (khóa đầu tiên).

Ngày 25/10, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng phối hợp với Viện Công nghệ thông tin (ITI), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức trao Chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn thiết kế vi mạch bán dẫn cho sinh viên (khóa đầu tiên).

Theo thông tin từ Trường VKU, khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về thiết kế vi mạch bán dẫn dành cho sinh viên được tuyển sinh từ tháng 1/2024 và chính thức khai giảng vào ngày 23/3/2024 với 15 học viên là sinh viên từ các ngành liên quan như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật điện tử, Điện tử viễn thông, Điện, Cơ điện tử, và Tự động hóa,…

Theo đó, khóa bồi dưỡng được thiết kế thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (3 tháng đầu), tập trung vào việc cung cấp lý thuyết và thực hành cơ bản về thiết kế vi mạch. Giai đoạn 2 (3 tháng sau), trong đó học viên tham gia các dự án thực tế, giúp củng cố kiến thức và kỹ năng thông qua các bài tập và thử thách thực tiễn. Chương trình đào tạo bao gồm 4 module chính gồm: VLSI Design; Basic Digital Design & Hardware Description Language (SystemVerilog / Verilog / VHDL); Thực thi mạch tích hợp số cơ bản; Thiết kế mạch tương tự cơ bản.

Đặc biệt, khóa học được triển khai trên hệ thống phần mềm có bản quyền của Synopsys, một trong những công ty hàng đầu về giải pháp thiết kế vi mạch, đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong quá trình học tập và thực hành của học viên. Đây là một chương trình đào tạo hoàn chỉnh, mang đến cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại và tiên tiến trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.

Khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn về thiết kế vi mạch bán dẫn đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng hệ thống phần mềm có bản quyền từ Synopsys, các học viên đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào các dự án thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.

TS Huỳnh Ngọc Thọ - Phó Hiệu trưởng Trường VKU cho hay, để góp phần phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, VKU trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động tích cực. Là trường đầu tiên công bố chương trình đào tạo thiết kế vi mạch. Xây dựng trung tâm nghiên cứu vi mạch hiện đại đầu tiên tại miền Trung. Trường cũng đã bắt đầu tuyển sinh và đào tạo vi mạch bán dẫn. Năm 2024, trường tuyển sinh 71 sinh viên chuyên ngành thiết kế vi mạch với điểm đầu vào top cao nhất cả nước là 27 điểm. Trường đã chuyển tiếp hơn 200 sinh viên các ngành gần sang chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn.

“Trường đã tích cực phối hợp với Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình upskill ngắn hạn cho sinh viên và giảng viên nguồn ở Đà Nẵng. Sinh viên được đào tạo đã tham gia chương trình về thiết kế vi mạch (UNIC-CASS 2024) do Hiệp hội mạch và hệ thống của IEEE tổ chức và đã được chọn là 1 trong 4 nhóm sinh viên Việt Nam vào vòng tiếp theo triển khai thực hiện ý tưởng với sự hỗ trợ của các chuyên gia IEEE. Những thành công ban đầu của các em sinh viên là dấu hiệu khởi sắc và là nền tảng vững chắc cho chặng đường phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn của các em sinh viên thời gian đến”, TS Huỳnh Ngọc Thọ khẳng định.

Thông tin từ Trường VKU, năm qua Trường VKU đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, là đơn vị tiên phong hoàn thành thủ tục và công bố tuyển sinh Kỹ sư thiết kế Vi mạch bán dẫn năm 2024, với tổng chỉ tiêu dự kiến đào tạo từ 600 – 1.000 kỹ sư đến năm 2028, đồng thời điều chỉnh chương trình đào tạo các ngành gần, trong đó có thêm định hướng Vi mạch bán dẫn để đào tạo chuyển đổi các sinh viên từ năm 1 (khóa 2023) đến năm 3 (khóa 2021) nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách nguồn nhân lực lĩnh vực này. Ngoài ra, VKU cũng đã mở chương trình đào tạo thạc sỹ, phát triển nhóm nghiên cứu về vi mạch bán dẫn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực về đóng gói, kiểm thử Vi mạch bán dẫn. Tuyển sinh đào tạo các lớp upskills cho sinh viên. Phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

Tuyển sinh đầu vào năm 2024, chuyên ngành Kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn với 60 chỉ tiêu, với hơn 1.500 hồ sơ tổng các nguyện vọng. Kết quả có 71 thí sinh có điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào (theo phương thức học bạ và THPT) từ 27 điểm trở lên, thuộc top đầu cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.