Xu thế hợp tác đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Thông tin trên được thảo luận tại Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong xu thế hội nhập”.

Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ ký kết bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp tại hội thảo.
Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ ký kết bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp tại hội thảo.

Sáng 23/10, Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong xu thế hội nhập”.

Tham gia hội thảo có các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đến từ Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP HCM và các doanh nghiệp trong ngành Vi mạch bán dẫn.

ban-dan-tai-can-tho-2-5786-1947.jpgPGS.TS Huỳnh Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Huỳnh Thanh Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ nhấn mạnh: Ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học - công nghệ ngày nay. Các tập đoàn công nghệ thế giới tìm đến những địa điểm phù hợp hơn để đặt cơ sở sản xuất, nghiên cứu.

Việt Nam hiện đang trở thành “điểm nóng” đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành bán dẫn như Intel, Qualcomm, Infineon, Amkor đã đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới hàng tỷ USD.

Theo PGS.TS Huỳnh Thanh Nhã, Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ phấn đấu đến năm 2030, trở thành trường đại học theo định hướng ứng dụng, quản lý liên ngành kỹ thuật công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trường xác định trách nhiệm tiên phong trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

"Vì vậy, việc ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là bước tiến mạnh mẽ cho việc tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu về điện tử, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng để sớm phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này", Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ thông tin.

ban-dan-tai-can-tho-3-1303-3538.jpg
Các đại biểu tham quan các gian hàng các sản phẩm vi mạch trưng bày tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, giảng viên từ các trường đại học, doanh nghiệp đã chia sẻ thông tin về xu hướng đào tạo ngành vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, chương trình, phối hợp đào tạo với các nước có nền công nghiệp bán dẫn phát triển, thuận lợi và thách thức cũng như những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.

Các chuyên gia cũng trao đổi thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực, những giải pháp đào tạo trong lĩnh vực này tại miền Tây thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ