Sinh viên cần phải được thực hành nhiều hơn nữa

Sinh viên cần phải được thực hành nhiều hơn nữa

(GD&TĐ) - ĐH Nguyễn Trãi là trường ĐH theo đuổi mục tiêu đào tạo đa ngành và đào tạo với chất lượng quốc tế, áp dụng các mô hình đào tạo chuẩn tiên tiến trên thế giới, những phương pháp dạy và học mới, tư duy mới.

Là một trong số ít trường ĐH Dân lập hiện nay làm rất tốt công tác đào tạo có liên kết với các trung tâm, các trường ĐH có uy tín trên thế giới, nhưng ĐH Nguyễn Trãi cũng gặp không ít khó khăn về công tác tuyển sinh-như nhiều trường dân lập khác. Vậy, khó khăn về công tác tuyển sinh ĐH, trường ĐH Nguyễn Trãi đã có những biện pháp gì để thu hút học sinh? Có quá coi trọng về vấn đề số lượng? Có quá kỳ vọng vào vấn đề chất lượng? Biện pháp tháo gỡ để đạt tới sự hài hòa giữa chất lượng và số lượng?  Nhân dịp năm học mới, P.V Báo GD&TĐ đã có cuộc gặp gỡ với T.S Nguyễn Tiến Luận trao đổi về vấn đề này.

TS. Nguyễn Tiến Luận
TS. Nguyễn Tiến Luận

P.V: Thành lập chưa lâu, nhưng trường ĐH Nguyễn Trãi đã có những bước đột phá về chất lượng đào tạo, với tiêu chí : Chất lượng, trung thực, nhân văn, và bền vững. Trong thời điểm hiện nay, với những khó khăn chung-ĐH Nguyễn Trãi đã làm gì để giữ vững uy tín và phát triển theo mục tiêu đã đề ra?

Mục tiêu của Đại học Nguyễn Trãi là đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, liên thông với các cơ  sở đào tạo trong nước và liên kết với các trường uy tín quốc tế. Trường luôn lấy tiêu chí  Trung thực – nhân văn làm đầu và là  kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục.

Trước những khó khăn chung hiện nay, Trường vẫn theo đuổi mục tiêu đào tạo đa ngành và đào tạo với chất lượng quốc tế, áp dụng các mô hình đào tạo chuẩn tiên tiến trên thế giới, những phương pháp dạy và học mới, tư duy mới.

Trong một tương lai không xa, Đại học Nguyễn Trãi sẽ tiến tới được mục tiêu xuất khẩu giáo dục tại chỗ. Chúng tôi không giấu giếm tham vọng là sẽ đưa Đại học Nguyễn Trãi trở thành trường tư thục hàng đầu Việt Nam như Harward ở Mỹ, Cambridge ở Anh.

P.V: Điểm mới và khác biệt-của trường ĐH Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển và đào tạo được thể hiện như thế nào trong những năm qua?

Trong khi nhiều trường công lập, thậm chí cả một số  trường tư thục gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về địa điểm, cơ sở vât chất phục vụ cho dạy và học thì trường Đại học Nguyễn Trãi có một cơ sở khang trang, được đầu tư theo chuẩn năm sao với những lớp học tiện nghi. Thư viện đầy đủ các đầu sách để sinh viên có thể thỏa sức nghiên cứu và thư giãn, phòng lap chuẩn quốc tế…

Một  điểm khác biệt nữa không thể không nhắc đến đó là đội ngũ giảng viên của Đại học Nguyễn Trãi là những giáo sư, tiến sỹ trong nước và quốc tế, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, không chỉ có bề dày về kiến thức chuyên môn và còn có những kỹ năng quản lý  thực tiễn tuyệt vời. Họ không chỉ đem đến cho sinh viên Đại học Nguyễn Trãi những kiến thức lý thuyết mà còn giúp sinh viên nuôi dưỡng và thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình. Bên cạnh đó, Đại học Nguyễn Trãi có rất nhiều chính sách học bổng cho sinh viên tài năng, sinh viên nghèo vượt khó cùng những khóa học ngoại ngữ miễn phí giúp các sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp sẽ thành thạo ít nhất một ngoại ngữ - một trong những chìa khóa không thể thiếu để đi đến thành công trong môi trường quốc tế hóa hiện nay.

Để  đem đến cho sinh viên trong nước một mô hình giáo dục hiện đại, mang tầm cỡ quốc tế, chúng tôi đã phải dày công học hỏi từ rất nhiều trường đài học danh tiếng trên thế giới. Chúng tôi rút ra được nhiều bài học quý giá từ phường pháp đào tạo mềm và mở, sinh viên học tập chủ yếu qua đối thoại, đưa ra ra vấn đề, tranh luận để giải quyết vấn đề đó, phát huy tối đa tiềm năng, sáng tạo , tư duy, trí tuệ của sinh viên.

P.V: Được biết, trong quá trình đào tạo, ĐH Nguyễn Trãi là một trong số ít trường ĐH Dân lập hiện nay chú trọng công tác đào tạo có liên kết với các trung tâm, các trường ĐH có uy tín trên thế giới, xin ông có thể nói rõ hơn về điều này? 

Đại học Nguyễn Trãi được thành lập trên nền tảng là Công ty Ladeco – một công ty hang đầu Việt Nam về du học. Chúng tôi có mối quan hệ lâu dài với rất nhiều trường đài học danh tiếng trên thế giới và đã gửi được 10.000 học sinh đi du học. Trăn trở rất nhiều năm về việc đưa mô hình giáo dục chất lượng quốc tế vào Việt Nam, để phục vụ cho sinh viên Việt Nam không có điều kiện đi du học có thể được học và lấy bằng quốc tế ngay trên đất nước mình. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện thành công mô hình đào tạo liên kết với hai trường đại học danh giá trên thế giới là Đại học Sunderland (vương quốc Anh) và Đại học FHM (Đức). Với mô hình tiên tiến này, sinh viên được học trong một môi trường quốc tế với những giảng viên quốc tế, theo giáo trình quốc tế và có những khóa học về kỹ năng phần mềm, thay đổi tư duy và những hoạt động ngoại khóa hữu ích. Sau đó, học sinh có thể có 1 hoặc hai năm cuối học tại nước sở tại và ra trường với một tấm bằng mang giá trị quốc tế.

 

P.V: Trong tình hình thực tế , khó khăn về công tác tuyển sinh ĐH, trường ĐH Nguyễn Trãi đã có những biện pháp gì để thu hút học sinh? Có quá coi trọng về vấn đề số lượng? Có quá kỳ vọng vào vấn đề chất lượng? Biện pháp tháo gỡ để đạt tới sự hài hòa giữa chất lượng và số lượng?

Tôi cho rằng, không gì thu hút học sinh bằng chính chất lượng đào tạo của mình. Trường nào mở ra cũng mong muốn thu hút được nhiều sinh viên. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn chứng minh chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế. Sự phát triển bền vững và sự sống còn của trường phải nằm ở chất lượng. Vì vậy , thời gian này, điều chúng tôi quan tâm hơn mặt số lượng, đó là chất lượng. Sinh viên Đại học Nguyễn Trãi được tạo điều kiện phát huy về mọi mặt, được học trong một hệ thống hạ tầng hiện đại với đội ngũ giảng viên giỏi, khi ra trường các em có một nền tảng vững chắc về kiến thức, các em có ngoại ngữ thành thạo, các em được hỗ trợ tìm việc cùng những mơ ước đã được nuôi dưỡng hàng ngày…Vậy còn lý do gì để các em không thành công?

P.V:  Ý kiến của ông về những khó khăn, bất cập trong quá trình đào tạo của trường hiện nay?

Theo tôi, chúng ta đang quá chú trọng lý thuyết, mà chưa thực hành nhiều, nên khi ra trường đi làm, sinh viên của chúng ta rất lung túng trước thực tiễn. Để sinh viên được trải nghiệm nhiều hơn, sau những bài học lý thuyết, tôi nghĩ rằng sự kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào hợp tác cùng trường đại học là cần thiết. Vì như thế, sản phẩm giáo dục của chúng ta sẽ gần gũi với các doanh nghiệp sử dụng lao động hơn, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Với những ưu thế mà các chương trình quốc tế mang lại, tôi mong rằng Bộ GD-ĐT có nhiều chính sách khích lệ hơn nữa cho hợp tác đào tạo liên kết, không chỉ là đào tạo cử nhân, mà còn đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để đảm bảo tính liên thông và giảm chi phí cho đất nước.

P.V: Cám ơn TS về cuộc trao đổi này.

Nhã Hoàng Lan (Thực hiện)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ