Được biết, buổi sinh hoạt chuyên môn này nhằm giúp các thầy cô giáo chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất của Chương trình GDPT 2018.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Phương (Trường THPT Chu Văn An) sau khi trực tiếp giảng dạy tiết học mẫu đã chia sẻ: Việc xây dựng tiết dạy theo hướng có tính ứng dụng giúp giáo viên có thể tham khảo. Điều quan trọng là ở tiết học này không sử dụng thiết bị công nghệ, mà vận dụng các phương pháp làm việc cá nhân, nhóm để giáo viên củng cố kiến thức cho học sinh.
Hơn nữa, điều khiến cô Hồng Phương tâm đắc đó là nội dung kiến thức trong SGK Toán lớp 11 của Bộ sách Cánh diều giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi phong phú bằng hình thức quan sát đồ thị, hỏi thông qua các kiến thức xã hội từ đó học sinh ôn tập và giáo viên có thể kiểm tra kiến thức.
Sau tiết giảng của cô Hồng Phương, thầy Nguyễn Kim Cương - Tổ trưởng Tổ Toán Tin (Trường THPT Chu Văn An) nhấn mạnh: Thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn sẽ giúp thầy cô giáo được trao đổi chuyên môn, nghiên cứu bài học, từ đó giúp các tiết dạy đi vào thực tế. Bản thân giáo viên cũng đúc rút kinh nghiệm cho bản thân để có tiết dạy hiệu quả nhất.
Trực tuyến sinh hoạt chuyên môn môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh |
Cùng ngày, chuyên đề môn với chủ đề “Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” cũng đã được diễn ra.
Cô giáo Ngô Thị Út (Trường THPT Hoàn Kiếm, Hoàn Kiếm) sau khi dạy mẫu tiết học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong Bộ sách Cánh diều cho học sinh lớp 11 chia sẻ: “Cá nhân tôi đã sử dụng đa dạng các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Nội dung môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh SGK sách Cánh diều giúp học sinh kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau và sinh động hơn trong bài giảng”.
Cô giáo Ngô Thị Út chia sẻ kinh nghiệm tại buổi sinh hoạt chuyên môn |
Tuy nhiên, theo cô Út để có thành công tiết dạy hôm nay thì bản thân cô đã nghiên cứu về nội dung bài, chọn và áp dụng phương pháp phù hợp. Bởi vì kiến thức trong bài là độc lập nên khi tìm được phương pháp phù hợp thì chọn sử dụng kỹ thuật nào phù hợp với nội dung nghiên cứu. Sau đó tiến hành biên soạn rồi ngồi giảng thử để đồng nghiệp dự và đóng góp ý kiến.
Thông qua bài dạy áp dụng Chương trình GD phổ thông 2018 nhận thấy giáo viên hướng dẫn và các con học tích cực, phát huy khả năng lớn, có sự tương tác nhiều hơn, ví dụ như HS phát huy khả năng vẽ hay phát triển cả khả năng thuyết trình. Các con được phát huy đầy đủ năng lực của mình trong một lĩnh vực và phát huy khả năng đó. Để có tiết giảng tốt giáo viên cần lên lớp nhiều lần, vì mỗi lần như vậy sẽ rút được điều mới, ý tưởng mới để hoàn thiện.
Tại buổi sinh hoạt chuyên môn môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh thầy Kiều Xuân Bình (Trường THPT Trần Phú) khẳng định: “Qua những tiết dạy mẫu của cô Út tôi thấy có những ưu điểm, khai sáng để áp dụng vào tiết dạy của mình. Đầu tiên là trò chơi và cách tính điểm, kích thích sự thi đua giữa các nhóm HS với nhau tích cực hơn. Tiếp theo gợi ý các từ khóa hấp dẫn người nghe, mở dần các ô cửa. Và phần giải mã từ khóa là nội dung chính của bài học.
Tiếp theo là việc quay vòng chia sẻ, ngoài kiến thức, các bạn còn được rèn kỹ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình. Phần trả lời câu hỏi của các nhóm, việc tính điểm thưởng. Cuối giờ học sinh đưa ra các luận điểm về bài học và ứng dụng trong thực tế. Trong 1 tiết dạy 45 phút học sinh học được thêm nhiều kỹ năng mềm”.
“Đặc biệt, qua buổi dạy hôm nay, chúng tôi được trải nghiệm chương trình mới, được dạy đầy đủ các phần từ khởi động cho đến các nội dung có thể tiếp cận. Cuối cùng vận dụng kiến thức vào cuộc sống sau này”, thầy Bình cho biết thêm.