Singapore đưa giáo dục thiết kế vào chương trình phổ thông

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Singapore cho biết sẽ đưa giáo dục thiết kế (design education) vào chương trình phổ thông từ năm 2050,

Một lớp học thiết kế mộc tại Trường Trung học Northland, Singapore.
Một lớp học thiết kế mộc tại Trường Trung học Northland, Singapore.

Bộ Giáo dục Singapore cho biết sẽ đưa giáo dục thiết kế (design education) vào chương trình phổ thông từ năm 2050 nhằm giúp học sinh áp dụng tư duy thiết kế vào giải quyết vấn đề.

Động thái này hướng tới nuôi dưỡng thế hệ thanh, thiếu niên tư duy sáng tạo và áp dụng những kiến thức vào các vấn đề trong thế giới thực như biến đổi khí hậu, dân số già.

Hiện nay, một số trường Singapore đã đưa giáo dục thiết kế vào chương trình giảng dạy. Nội dung bài học tương đối rộng. Học sinh có thể tìm hiểu thiết kế kiến trúc, thiết kế đồ họa, phát minh, sáng chế khoa học...

Đơn cử tại Trường Trung học Northland, học sinh học cách thiết kế kính bảo hộ và kính mô phỏng quá trình lão hóa. Nhờ tìm hiểu về quá trình lão hóa, các em có thể hiểu những khó khăn mà người cao tuổi phải đối mặt hàng ngày, từ đó hình thành nhận thức và hoạt động giúp đỡ người già.

Thầy Aaron Rajoo, giáo viên Trường Trung học Northland, nhận định giáo dục thiết kế tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận các vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống.

“Chúng tôi thường bắt đầu từ những chủ đề khơi gợi sự đồng cảm để các em xác định đúng vấn đề. Sau đó, các em sẽ cùng nhau nghĩ cách để giải quyết vấn đề và tạo nên sự khác biệt”, thầy giáo nhận xét.

Không chỉ bậc phổ thông, các viện nghiên cứu đại học tại Singapore đang sử dụng thiết kế để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Giáo dục thiết kế là quá trình giảng dạy lý thuyết và ứng dụng vào sáng tạo, sáng chế các sản phẩm, dịch vụ phục vụ mục tiêu của cá nhân và xã hội.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.