Sĩ quan Hải quân Nga thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ ở Syria

GD&TĐ -Hãng tin TASS ngày 22/10 đưa tin, một sĩ quan Hải quân Nga đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ đặc biệt ở Syria.

Sĩ quan Hải quân Nga Nikolai Mykhailenko
Sĩ quan Hải quân Nga Nikolai Mykhailenko

"Đại úy Nikolai Mykhailenko của Hải quân Nga đã thiệt mạng khi đang thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt ở Syria", nguồn tin TASS ngày 21/10 cho biết.

Nguyên nhân chính thức dẫn đến cái chết của ông Mykhailenko không được tiết lộ.

Đại úy Mikhailenko xuất thân từ một gia đình quân nhân, và đã cống hiến cả cuộc đời mình để phục vụ trong hải quân. Trước khi phục vụ ở Syria, ông cũng làm giáo viên tại Trường Hải quân Nakhimov.

TASS dẫn lời Thống đốc thành phố Sevastopol, Mikhail Rezbuzhev, nơi ông Nikolai Mikhailenko được chôn cất, cho biết: "Đại úy Mykhailenko dường như tận dụng mọi cơ hội để đến thăm những nơi mà ông sử dụng các kỹ thuật chiến thuật gần như mới và kiểm tra các mẫu vũ khí và thiết bị".

Cái chết của Nikolai Mikhailenko không phải là trường hợp đầu tiên về tổn thất trong số các sĩ quan và quân nhân Nga ở Syria.

Sĩ quan cấp cao của Nga thiệt mạng gần đây nhất ở Syria là cố vấn quân sự Thiếu tướng Vyacheslav Gladkich. Ông tử trận vào tháng 8/2020, trong một vụ nổ ở vùng nông thôn Deir ez-Zor.

Nga bắt đầu hoạt động quân sự tại quốc gia Trung Đông này vào tháng 9/ 2015, tích cực hỗ trợ chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại phiến quân Hồi giáo.

Syria đã trở thành nơi để Nga thử nghiệm nhiều loại vũ khí kể từ khi Moscow bắt đầu can dự vào Syria vào tháng 9/2015, và đã thử nghiệm 320 loại vũ khí khác nhau.

Các loại vũ khí nổi bật nhất mà Nga đã thử nghiệm ở Syria là máy bay chiến đấu Sukhoi 35 và 57, máy bay ném bom Tu-160, bom thông minh, robot chiến đấu Uran-9, máy bay không người lái, hệ thống phòng không Pantsir-S, xe bọc thép.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thân cây thanh long là nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể được tận dụng tạo than sinh học xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Than sinh học từ thân cây thanh long

GD&TĐ - Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, biến cành cây thanh long thành than sinh học, để xử lý crom trong nước giúp bảo vệ môi trường...