SGK Tin học 7 bộ Cánh Diều khoa học, phù hợp sự phát triển năng lực của học sinh lớp 7

GD&TĐ - Mục tiêu chính của SGK Tin học Cánh Diều là hình thành và phát triển năng lực Tin học, góp phần hình thành các phẩm chất cốt lõi và năng lực chung theo yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018.

SGK Tin học 7 bộ Cánh Diều khoa học, phù hợp sự phát triển năng lực của học sinh lớp 7

Bộ sách Tin học 7 Cánh Diều do Nhà giáo Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm làm Tổng Chủ biên và Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Cẩm Hà làm Chủ biên được thiết kế có tính khoa học và sư phạm, đảm bảo sự nhất quán liên thông từ lớp 3 đến lớp 12 về mô hình, cách tiếp cận, cấu trúc trình bày.

Ngoài tính nhất quán, bộ sách Tin học Cánh Diều còn được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Vì vậy, sách giáo khoa Tin học ở mỗi cấp học được biên soạn với những đặc điểm riêng phù hợp với tâm sinh lí, sự phát triển năng lực và cách học của học sinh ở cấp học đó. Đây là nét đặc trưng nổi bật thể hiện đặc sắc riêng của bộ sách Tin học Cánh Diều.

Tin học 7 là quyển sách thứ hai trong bộ sách Tin học Cánh Diều cấp trung học cơ sở. Trên cơ sở thiết kế tổng thể của toàn bộ bộ sách Tin học Cánh Diều, đồng thời kế thừa, liên thông với sách Tin học 6, sách Tin học 7 được biên soạn theo bốn cách tiếp cận chính:

Tiếp cận phát triển năng lực: Khác với SGK hiện hành được biên soạn theo tiếp cận nội dung, SGK Cánh Diều được biên soạn theo tiếp cận phát triển năng lực. Về thực chất, SGK hiện hành có mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Học xong học sinh biết được những gì”. Phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục các nước tiên tiến, theo cách tiếp cận mới, SGK Tin học Cánh Diều nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, phục vụ cuộc sống, trả lời cho câu hỏi “Học xong học sinh làm được những gì”.

Tiếp cận hoạt động: Ý nghĩa của cách tiếp cận này là bằng hoạt động và thông qua hoạt động tích cực, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và chuyển hoá thành hiểu biết của mình, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn. SGK Tin học 7 Cánh Diều thiết kế các hoạt động cho mỗi bài học.

Với học sinh, nhiệm vụ phải thực hiện trong mỗi hoạt động là phải động não, tư duy, phải triệu hồi các kiến thức và kinh nghiệm sống đã có để giải quyết một tình huống mới.

Tiếp cận đối tượng: Với cách tiếp cận đối tượng, SGK Tin học 7 Cánh Diều đặt mục đích đảm bảo tính phù hợp của sách với đối tượng học sinh đồng thời thực hiện được dạy học phân hoá.

Tiếp cận hệ thống: Đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học (nội môn, liên môn); Đảm bảo tính kế thừa và nhất quán xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 12. Sách biên soạn với các nguyên tắc sư phạm, xen kẽ nội dung lí thuyết với thực hành, trừu tượng với trực quan. Các khái niệm cốt lõi đã được hình thành từ tiểu học phát triển dần ở lớp 6 , lớp 7 và các lớp tiếp theo.

Các chủ đề trong bộ sách Tin học 7 Cánh Diều gồm: Sơ lược về các thành phần của máy tính; Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng; Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet; Văn hoá ứng xử qua phương tiện truyền thông số; Bảng tính điện tử cơ bản; Phần mềm trình chiếu cơ bản; Một số thuật toán sắp xếp và tìm kiếm cơ bản.

Thời lượng dành cho môn Tin học 7 là 35 tiết, thực hiện trong một năm học. Sách được chia thành 31 bài học, mỗi bài học lí thuyết, mỗi bài thực hành đều được thiết kế cho một tiết học. Có 4 tiết dành cho ôn tập và kiểm tra, đánh giá định kì.

Mỗi bài học đều có cấu trúc chung gồm:

− Phần mở đầu nêu mục tiêu cần đạt của bài học.

− Phần kiến thức mới (gồm bài học và các hoạt động kiến tạo kiến thức).

− Luyện tập (gồm câu hỏi và bài tập luyện tập).

− Vận dụng: vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề thực tiễn.

− Câu hỏi tự kiểm tra để học sinh tự đánh giá việc học của mình.

− Bài đọc thêm (nếu có).

Trong sách còn có Mục lục và Bảng tra cứu từ ngữ giúp người sử dụng tra cứu nhanh. Các bài học trong sách giáo khoa Tin học 7 Cánh Diều tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, hỗ trợ dạy học phân hoá, khuyế n khích học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá thường xuyên như đánh giá sản phẩm, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua quan sát hoạt động học tập, qua bài tập, đánh giá qua trả lời câu hỏi.

Ngôn ngữ trong sách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh và giúp học sinh có thể tự học. Sách được trình bày cân đối, hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình; hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ, tranh ảnh, bảng biểu, hình vẽ chính xác, rõ ràng, phù hợp với nội dung bài học và lứa tuổi học sinh lớp 7.

Bộ sách giáo khoa lớp 7 Cánh Diều đã được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua, được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, là một trong những bộ sách được đưa vào sử dụng trong nhà trường từ năm học tới.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty TNHH phát hành sách Cánh Diều, địa chỉ: Số 50 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hotline: 0911878386; Email: pkd@sgdcanhdieu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...