Senegal: Trường đại học chung tay đẩy lùi Covid-19

GD&TĐ - Trong bối cảnh dịch Covid-19, sinh viên các trường đại học tại Senegal đã chung tay cùng xã hội đẩy lùi bệnh. Điều này thúc đẩy chính phủ đầu tư mạnh mẽ hơn cho lĩnh vực giáo dục đại học.

Trường Đại học Cheikh Anta Diop.
Trường Đại học Cheikh Anta Diop.

Tại Senegal, nước nghèo nằm tại châu Phi, tỷ lệ học đại học tính đến năm 2017 chỉ đạt 7%. Trong những năm qua, quốc gia này đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện số lượng người học đại học nhưng chưa thực sự tạo nên chuyển biến mạnh mẽ.

Khi Covid-19 lan rộng khắp thế giới, Senegal cũng không nằm ngoài ảnh hưởng. Từ tháng 3/2020, trường học phổ thông các cấp phải đóng cửa ít nhất 4 tháng. Hầu hết, học sinh không thể học trực tuyến do thiếu Internet. Chỉ những học sinh tham dự kỳ thi tú tài, kỳ thi tốt nghiệp THPT, có thể tham gia học trực tuyến và học trên truyền hình.

Vì học sinh không thể học trực tuyến, chính phủ cho phép các trường học mở cửa. Nhiều phụ huynh, học sinh không hài lòng với quyết định này vì lo ngại lây nhiễm chéo trong trường học. Nhưng họ không còn cách nào khác, bởi học trực tuyến là điều không thể.

Khác với các trường phổ thông, trường đại học không thể thực hiện quy định giãn cách xã hội do số lượng sinh viên tương đối đông. Lấy ví dụ, Cheikh Anta Diop, trường đại học lớn nhất Senegal, có hơn 60.000 sinh viên theo học. Trường chỉ có 5.000 phòng ký túc xá, dẫn đến tình trạng 6 - 7 em chen nhau trong căn phòng hẹp. Nhiều người không chịu được phải chuyển ra ngoài sống.

Tuy nhiên, các trường đại học đã yêu cầu sinh viên đeo khẩu trang, sát khuẩn và rửa tay thường xuyên. Các trường cũng lắp đặt bổ sung vòi nước xung quanh khuôn viên. Bên cạnh đó, sinh viên các trường cũng chung tay xây dựng nhiều dự án, hành động phòng, chống dịch bệnh.

Hơn 100.000 sinh viên tham gia dự án tình nguyện “Đẩy lùi Covid-19” qua việc tuyên truyền trên mạng xã hội và ngoài đời thực về dịch bệnh, từ đó nâng cao ý thức và nhận biết của người dân về Covid-19. Các em cũng đăng ký làm tình nguyện viên, hỗ trợ việc quản lý hoặc chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Ngoài ra, tại Trường Đại học Ecole Superieure Polytechnique, một nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật đã sáng chế ra công nghệ hỗ trợ bệnh nhân Covid-19. Các em tạo ra robot thay thế y bác sĩ đo huyết áp, đo thân nhiệt cho bệnh nhân.

Các bác sĩ cũng có thể giao tiếp với bệnh nhân thông qua robot, từ đó giúp giảm sức lao động và khả năng lây nhiễm. Các em cũng sáng chế robot phun khử trùng tự động.

Với những sáng chế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, nhiều sinh viên đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi. Các em cũng góp phần cùng xã hội vượt qua đại dịch này.

Giáo dục đại học tại Senegal đã có những bước tiến lớn trong việc đẩy lùi Covid-19. Qua đó, càng khẳng định giáo dục là công cụ mạnh mẽ giúp con người thoát khỏi đói nghèo. Nếu có thể tăng tỷ lệ nhập học đại học, Senegal có thể tiến gần đến việc đổi mới và tăng năng suất lao động. Đồng thời, giúp tăng tỷ lệ người lao động có trình độ chuyên môn cao, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Theo Borgen Magazine

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Nguyễn Hoàng xưa, hiện khuôn viên là Trường THPT Thị xã Quảng Trị. Ảnh tư liệu

Ngôi trường của giáo dục hai miền Nam - Bắc

GD&TĐ - Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ Quảng Trị anh hùng, gần vĩ tuyến 17, đã trải qua hành trình 50 năm xây dựng và phát triển đầy tự hào.

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.