Saudi Arabia trừng phạt các thành viên OPEC bằng đô la vì vi phạm kỷ luật?

GD&TĐ - Saudi Arabia đã có động thái quyết liệt nhằm chặn đứng đà suy giảm mạnh của giá dầu.

Saudi Arabia trừng phạt các thành viên OPEC bằng đô la vì vi phạm kỷ luật?

Giá dầu thô đang tăng trở lại sau khi có thông tin cho biết nhà sản xuất lớn nhất của OPEC là Saudi Arabia đang tìm cách đẩy nhanh quá trình đảo ngược việc cắt giảm sản lượng.

Đây được xem là một cú sốc đối với thị trường, khi nhiều người đang lo ngại về nhu cầu yếu và lượng hàng tồn kho lớn, nhà báo Alex Kimani của ấn phẩm chuyên ngành OilPrice đã viết về điều này.

Việc tuân thủ các cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC+ luôn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xác định liệu căng thẳng trên thị trường dầu mỏ có còn tồn tại hay không.

Saudi Arabia sẵn sàng từ bỏ mục tiêu không chính thức đó là mức giá 100 USD/thùng dầu thô khi nước này chuẩn bị tăng sản lượng, báo hiệu việc vương quốc đang phải đối mặt với thời gian giá dầu thấp kéo dài.

Tuy nhiên theo đánh giá, lý do chính khiến Riyadh đưa ra quyết định khó khăn như vậy là vì muốn trừng phạt theo cách hiệu quả nhất đối với các thành viên khác trong OPEC bằng cách tước bỏ dòng chảy của đồng đô la dầu mỏ, để họ nhận ra cái giá phải trả cho sự vô kỷ luật của mình.

1243780782.jpeg
Saudi Arabia đủ sức mạnh để trừng phạt các thành viên khác trong Tổ chức OPEC.

Chính kỷ luật yếu kém giữa các thành viên OPEC (ngoại trừ vương quốc Trung Đông khi chấp nhận bổ sung hạn ngạch tự nguyện) đã khiến thị trường ngừng đáp lại những nỗ lực của tổ chức nhằm giữ mức giá cao, đồng thời niềm tin vào họ giảm xuống mức tối thiểu, phá hủy hoàn toàn hình ảnh vốn được xây dựng qua nhiều năm.

Bản kế hoạch tài chính và lợi ích của Riyadh bị ảnh hưởng nặng do giá dầu thấp trong thời gian dài, mục tiêu ngân sách luôn ở mức không thể đạt được là 100 USD/thùng.

Giờ đây, chính phủ của một trong những nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất đã đồng ý với mức giá thấp, hay nói cách khác là một cuộc chiến về giá với các đối thủ và đồng minh ngay trong Tổ chức OPEC.

Các chuyên gia cho rằng nếu Riyadh quyết định áp dụng biện pháp này và thực hiện nó, giá sẽ còn giảm hơn nữa, khiến nhiều nhà xuất khẩu, đặc biệt là trong OPEC cảm nhận được hậu quả của việc thiếu hụt đồng đô la dầu mỏ.

Một quốc gia giàu có nhờ trữ lượng tài nguyên và sự đa dạng hóa nền kinh tế, sẽ có khả năng tồn tại vài năm trong bối cảnh giá cả thấp, nhưng đối với nhiều quốc gia khác, tiền lấy được từ việc bán nguyên liệu thô là nguồn thu nhập duy nhất. Nói đúng ra, đây là kế hoạch của Riyadh nhằm chứng minh hậu quả của sự vô kỷ luật.

Việc tự nguyện cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia chỉ khiến các thành viên OPEC khác hưởng lợi.
Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ