Sau xe điện đến lượt xuất hiện... tàu ngầm chạy điện

Mk.1C của Ortega Submersibles là loại tàu ngầm điện hở mái được thiết kế cho các nhà khoa học du hành dưới bề mặt đại dương với sức chứa tối đa ba người.

Sau xe điện đến lượt xuất hiện... tàu ngầm chạy điện

Theo Inhabitat, đồng sáng lập Daan Pol và Filip Jonker luôn mơ ước về những cuộc phiêu lưu, vì vậy họ quyết định nhảy vào mảng kinh doanh tàu ngầm cá nhân.

Họ đã thiết kế ba tàu ngầm hở mái cho một, hai hoặc ba người điều khiển. Bộ đôi tự tin rằng đây là loại tàu ngầm an toàn nhất, nhanh nhất và linh hoạt nhất trên Trái đất.

Công ty thậm chí thiết kế pin riêng cho tàu ngầm, có tên gọi Hancell 378i. Các hệ thống lặn phụ của Mk.1C sử dụng bốn pin này để cung cấp cho hai động cơ điện.

Mk.1C có tốc độ bề mặt khoảng 17km/giờ và hệ thống phản lực xấp xỉ 20km/giờ dưới nước, có phạm vi hoạt động 80 hải lý (gần 129 km), và thiết kế đảm bảo các thợ lặn có thể dành nhiều thời gian dưới nước cũng như đưa người xuống các khu vực sâu nhanh chóng.

Chiếc tàu ngầm có một hệ thống chuyển hướng, một bộ máy hô hấp trên tàu, và 250 dung tích khoang chứa hàng. Những người điều khiển tàu phải mặc đồ lặn (bao gồm cả bình dưỡng khí và bộ máy hô hấp) trong khi tàu Ortega lặn. Thiết kế hở mái cho phép họ bơi ra ngoài và khám phá môi trường xung quanh một cách dễ dàng.

Ortega Submersibles sẽ là một trợ thụ đắc lực cho những nhà khảo cổ học dưới nước hoặc các nhà sinh học biển muốn tìm hiểu thêm về đại dương. Hiện công ty vẫn chưa đưa ra giá chính thức cho những chiếc tàu ngầm này.

Theo VnReview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nỗi buồn xao xuyến trong 'Khoảng cách'

Nỗi buồn xao xuyến trong 'Khoảng cách'

GD&TĐ - Bài thơ của tác giả Chu Hồng Tiến để lại trong lòng người đọc cảm giác buồn xao xuyến khi nhận ra giữa người với người luôn luôn có 'khoảng cách'...
Thông báo tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng

GD&TĐ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển dụng viên chức (diện xét tuyển viên chức) năm 2024 như sau: