Sau nghỉ học dài vì Corona: Lên kế hoạch dạy bù "đuổi" tiến độ

Sau nghỉ học dài vì Corona: Lên kế hoạch dạy bù "đuổi" tiến độ

Trường dạy 1 buổi/ngày gặp khó

Để phòng chống dịch do virus Corona hiệu quả, Sở GD&ĐT TPHCM đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục cho HS nghỉ học và sắp xếp việc dạy bù sau khi thời gian tạm nghỉ kết thúc.

Cụ thể, với bậc tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM có công văn gửi phòng GD&ĐT các quận, huyện hướng dẫn việc dạy bù: Lùi thời gian thực học của tuần học thứ 21 năm học 2019 - 2020 từ ngày 3/2/2020 sang 10/2/2020; Sử dụng thời gian dành cho các hoạt động giáo dục để thực hiện tuần học thứ 35, bảo đảm ngày bế giảng năm học từ 23 đến 29/5/2020 theo Kế hoạch thời gian năm học đã ban hành; Trong trường hợp thời gian nghỉ học kéo dài, các trường sắp xếp dạy bù vào buổi thứ 2 nếu dạy học 2 buổi/ngày hoặc dạy trên 5 buổi/tuần nếu dạy 1 buổi/ngày.

Thầy Phạm Trung Hữu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết: Nhà trường gặp khó khăn trong việc sắp xếp dạy bù cho HS do trường chỉ dạy 1 buổi/ngày.

“Chưa bao giờ học sinh trường chúng tôi nghỉ học nhiều như lần này. Thực hiện việc dạy bù sau đợt HS tạm nghỉ để phòng chống dịch do virus Corona đối với trường dạy 2 buổi/ngày không mấy khó khăn. Nhưng với Trường Tiểu học Phạm Văn Hai chỉ dạy 1 buổi/ngày, thiếu chỗ nên đang đau đầu vì chưa tìm ra giải pháp phù hợp…”.

Các địa phương ĐBSCL vừa triển khai công tác phòng, chống dịch, vừa chủ động xây dựng kế hoạch học bù. Ảnh: Q. Ngữ
Các địa phương ĐBSCL vừa triển khai công tác phòng, chống dịch, vừa chủ động xây dựng kế hoạch học bù. Ảnh: Q. Ngữ 

Tăng cường dạy bù để bảo đảm đủ thời lượng học tập

Ông Lý Thanh Tâm – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước trao đổi: Sở đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị triển khai kế hoạch học tập theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Cụ thể sau đợt HS tạm nghỉ học để phòng chống dịch Corona, các trường sẽ tăng cường dạy bù để bảo đảm đủ thời lượng học tập theo kế hoạch năm học.

Văn bản của Sở GD&ĐT Bình Phước yêu cầu các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc “tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phòng, chống dịch để đón học sinh trở lại trường khi có quyết định mới. Xây dựng kế hoạch học bù cho HS theo nguyên tắc bảo đảm thực hiện đủ chương trình giáo dục theo quy định. Thời gian học bù sử dụng từ quỹ thời gian dự phòng được quy định tại Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT”.

Đồng thời sở cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức kế hoạch học bù phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị. Ngoài ra, sở cũng yêu cầu các đơn vị, trong thời gian HS tạm nghỉ, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên duy trì liên lạc giữa nhà trường với gia đình và giữa giáo viên (nhất là GV chủ nhiệm) với HS để giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn học sinh tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp; khuyến khích GV giao cho HS các nhiệm vụ học tập có kết hợp giữa việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và việc vận dụng kiến thức trong phòng chống dịch bệnh nCoV.

Thực hiện hướng dẫn của sở, theo lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Huệ (TX Bình Long, Bình Phước), nếu mỗi tuần bù vào 1 chiều thứ 7 thì cần 10 tuần. Vậy chừng trung tuần tháng 4 sẽ kịp tiến độ hàng năm. Nhà trường sẽ công bố kế hoạch dạy bù sau khi họp ban lãnh đạo (ngày 11/2).

Chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học

Tại tỉnh Vĩnh Long, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn công tác chuyên môn trong và sau thời gian học sinh tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh nCoV. Sở cũng đã điều chỉnh thời gian học kỳ II năm học 2019 - 2020. Theo đó, lùi thời gian học kỳ II đối với giáo dục mầm non, tiểu học từ 6/1/2020 đến hết 29/5/2020, vẫn bảo đảm đủ 17 tuần thực học; giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên từ 30/12/2019 đến hết 30/5/2020, bảo đảm đủ 18 tuần thực học. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch học bù cho học sinh theo nguyên tắc bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định hiện hành, không được cắt xén. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của đơn vị để tổ chức học bù cho học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.

Tại TP Cần Thơ, Sở GD&ĐT đã chủ động xây phương án học tập tại nhà cho học sinh khi nghỉ phòng dịch Corona. Theo ông Nguyễn Phúc Tăng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ: “Đây là giải pháp nhằm giúp học sinh trung học được ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự học và tham gia học tập tại nhà. Hình thức tổ chức dạy học qua các phương tiện công nghệ thông tin như: Thư điện tử, Zalo, Facebook, Messenger, Classroom, Viber, Trang mạng Trường học kết nối...”.

Theo đó, nội dung dạy học đối với học sinh cuối cấp (lớp 9, 12): Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng nội dung dạy học theo hướng tóm tắt lý thuyết, bài tập áp dụng, các câu hỏi kiểm tra đánh giá cho từng chủ đề, chuyên đề cụ thể theo kế hoạch ôn thi THPT quốc gia, ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của các đơn vị. Đối với học sinh các khối lớp còn lại: Nội dung học tập của học sinh là các kiến thức đã được học trước khi nghỉ Tết và thỏa mãn điều kiện: Trọng tâm của chương, mức độ không khó, tương đối độc lập với các nội dung khác…

Trên cơ sở điều chỉnh thời gian, thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo tổ chuyên môn rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho từng môn học. Đồng thời, tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục chung của nhà trường trong học kỳ II, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn; chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục…
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.