Sâu gạo trong thực đơn của phi hành gia Trung Quốc

Ba nhà nghiên cứu sẽ sống trong phòng thí nghiệm với thực đơn chính là sâu gạo trong ba tháng, nhằm chứng minh rằng đây có thể là khả năng cung cấp protein cho con người trong môi trường không gian.

Ba nhà nghiên cứu tình nguyện sống trong phòng thí nghiệm kín trong 105 ngày, với thực đơn chính là các món ăn được chế biến từ sâu gạo. Ảnh: Xinhua
Ba nhà nghiên cứu tình nguyện sống trong phòng thí nghiệm kín trong 105 ngày, với thực đơn chính là các món ăn được chế biến từ sâu gạo. Ảnh: Xinhua

Theo South China Morning Post, nghiên cứu được tiến hành trong một phòng sinh quyển nhân tạo có tên Moon Palace One, đặt ở Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh. Căn phòng kín, rộng 160 m2 và có 3 phòng, một phòng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hai phòng để trồng cây.

Thực đơn của ba nhà nghiên cứu trong 105 ngày là các món ăn từ sâu gạo có kèm gia vị. Thí nghiệm được thực hiện nhằm chứng minh rằng sâu gạo cũng có thể trở thành nguồn cung cấp protein chính cho con người trong các nhiệm vụ nghiên cứu không gian bởi sâu gạo chứa 76 % là protein và có thể phát triển với kích thước bằng một ngón tay trong một tháng. Hu Dawei, một thành viên của dự án, cho biết sâu được nuôi trong phòng sinh quyển bằng lá cây, thân cây.

Theo Hu, sau ba tháng trong phòng thí nghiệm, các tình nguyện viên không có biểu hiện khác thường về mặt thể chất và tâm lý. Kết quả của dự án sẽ được cơ quan không gian Trung Quốc xem xét, trong hoạt động xây dựng các nhiệm vụ không gian trong tương lai.

Khi các nhà khoa học từ Trung Quốc đề xuất sử dụng sâu làm nguồn cung cấp thức ăn chính cho phi hành gia vào năm 2009, ý tưởng đã vấp phải sự phản đối của phương Tây. Sâu gạo được cho là có lượng protein cao nhưng là món ăn không ngon và dễ làm suy sụp tinh thần của phi hành gia.

Moon Palace One là cơ sở nghiên cứu lớn nhất của Trung Quốc, được sử dụng để thiết kế và phát triển các hệ thống hỗ trợ con người trong không gian. Với công nghệ tế bào nhiên liệu, cơ sở này đảm bảo cho các nhà nghiên cứu duy trì hoạt động bình thường và "tự cung tự cấp" khi sống trong môi trường kín.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...