Sau 1 năm thí điểm, công nghệ Nhật Bản làm sạch sông Tô Lịch, Hồ Tây giờ ra sao?

Dư luận quan tâm sau khi kết thúc thí điểm 1 năm, công nghệ có được triển khai tiếp hay không?

Hiện tại, Hồ Tây vẫn duy trì công nghệ Nano-Bioreactor với 2 máy Nano và các tấm Bioreactor đặt chìm ở dưới lòng Hồ từ thời điểm ban đầu.

Theo chuyên gia Nhật Bản, sau một thời gian nước đã được xử lý đạt QCVN thì không cần vận hành máy nano 24/24h như ban đầu nữa. Chỉ cần vận hành 6/24h vào tối khi hàm lượng oxy hòa tan DO xuống thấp hoặc hoàn toàn không cần vận hành (0/24h) máy nano tùy vào tình trạng nước trong khu xử lý.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đoàn chuyên gia Nhật Bản hiện nay chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam nên hiện chưa thể tiếp tục triển khai tiếp các vấn đề liên quan đến sông Tô Lịch và Hồ Tây. 

Tuy nhiên, theo chuyên gia Kỹ thuật JVE, sau khi thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JVE đã triển khai mở rộng tại một số tỉnh không chỉ trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm sông hồ mà còn trong lĩnh vực xử lý nước thải trong nhà máy XLNT Công nghiệp, XLNT chăn nuôi và tại đầm nuôi tôm.

Sau 1 năm thí điểm, công nghệ Nhật Bản làm sạch sông Tô Lịch, Hồ Tây giờ ra sao? ảnh 1
Chỉ tiêu ô nhiễm nước COD giảm 80% sau hơn 2 tuần xử lý.

Chuyên gia kỹ thuật JVE cho rằng, khi sông, hồ đang bị ô nhiễm, tức cơ thể sống đang bị ung thư thì nếu chỉ thu gom bên ngoài không thôi thì chưa đủ mà cần áp dụng giải pháp công nghệ để xử lý tận gốc ô nhiễm trong lòng sông hồ (tức xử lý tận gốc triệt để tế bào ung thư đã hình thành trong cơ thể sống) thì mới hết được ung thư ở bên trong.

Sau 1 năm thí điểm, công nghệ Nhật Bản làm sạch sông Tô Lịch, Hồ Tây giờ ra sao? ảnh 2
Khu vực thí điểm Hồ Tây vẫn duy trì Công nghệ Nano-Bioreactor với 2 máy Nano và các tấm Bioreactor đặt chìm ở dưới lòng hồ từ thời điểm ban đầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ