Sáp nhập trường học mang lại môi trường học tập tốt hơn

GD&TĐ - Sáp nhập, hợp nhất các trường học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Đặc biệt, nếu sáp nhập mạnh mẽ các trường học sẽ góp phần tạo thuận lợi trong việc quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp, học sinh một cách hợp lý, thu gọn lại các điểm trường lẻ
Năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp, học sinh một cách hợp lý, thu gọn lại các điểm trường lẻ

Tạo sự đồng thuận

Việc hợp nhất, sáp nhập các trường học có quy mô nhỏ trong cùng địa bàn góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối quản lý, bớt chi ngân sách; tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị; tránh việc đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất một cách dàn trải trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn.

Để việc sắp xếp, sáp nhập các trường, điểm trường đạt hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh, tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch sắp xếp việc làm đối với các cán bộ, giáo viên.

Cô giáo Vũ Thị Hằng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Bo, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai cho biết: Điểm trường Khuân Ruộng thuộc xóm Hợp Nhất, xã Tràng Xá, có 3 lớp từ lớp 1 đến lớp 3, tỷ lệ học sinh là 8,7 em/lớp. Điểm trường này cách điểm trường chính - Trường Tiểu học Đông Bo trên 2 km. Việc sáp nhập điểm trường, đưa học sinh về trường chính học sẽ giúp các em có điều kiện học tập tốt và nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Ngoài điểm trường Khuân Ruộng, Trường Tiểu học Đông Bo còn 2 điểm trường lẻ khác ở xóm Là Bo (3 lớp) và Chòi Hồng (5 lớp). Theo kế hoạch, nhà trường sẽ thu gọn 2 điểm trường ở xóm Hợp Nhất và Là Bo về điểm trường chính.

Đến nay, thực hiện đề án sáp nhập, nhà trường bắt đầu có các phương án cải tạo phòng học, phòng chức năng để tạo điều kiện thuận lợi nhất thực hiện chương trình giáo dục năm học 2022 – 2023.

Anh Triệu Văn Đại, xóm Hợp Nhất, xã Tràng Xá sẻ: "Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với phương án sáp nhập điểm trường tại địa phương, bởi ở đây không có phòng chức năng như phòng Tin học, thư viện, Âm nhạc, Mỹ thuật… về điểm trường chính sẽ giúp các con có điều kiện, môi trường học tập được tốt hơn phân trường".

Điểm trường Phú Đô 2, trường Mầm non xã Phú Đô, huyện Phú Lương.

Điểm trường Phú Đô 2, trường Mầm non xã Phú Đô, huyện Phú Lương.

Khắc phục những khó khăn, hạn chế

Tuy nhiên, ngoài những điểm tích cực, thuận lợi thì khi sáp nhập, hợp nhất các trường học cũng khiến cho nhiều trường học gặp không ít khó khăn. Theo đó, về công tác quản lý, nhất là đối với trường TH&THCS, trường có nhiều điểm trường. Ban giám hiệu các trường phải quản lý nhiều hơn và phức tạp hơn về thời gian, buổi học, tiết học, nội dung, chương trình, phương pháp đặc thù của từng cấp học.

Quản lý cũng gặp nhiều hạn chế như không thể sâu sát và thuyết phục về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt về phương pháp giảng dạy do quản lý nhiều cấp học; khó khăn trong việc tổ chức học 2 buổi/ngày, xếp thời khóa biểu cho 2 cấp học khác nhau.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022 toàn tỉnh có 338 điểm trường lẻ. Khoảng cách từ điểm trường chính đến điểm trường lẻ từ 0-2km có 70 điểm; trên 2-5km có 184 điểm; từ 5-10km có 71 điểm và trên 10-13km có 13 điểm trường.

Giai đoạn 2021-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương tập trung rà soát, dồn các điểm trường cách trường chính từ 2km trở xuống để đưa về điểm trường chính. Đồng thời thực hiện sáp nhập một số trường liên cấp tiểu học và THCS. Tuy nhiên, việc sáp nhập, sắp xếp lại các trường, điểm trường hiện nay đang gặp phải những khó khăn do thiếu cơ sở vật chất.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên khẳng định: Đến nay, Sở Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các phòng tham mưu xuống cấp huyện để xây dựng kế hoạch đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất theo lộ trình kế hoạch đề ra. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các phòng giáo dục đào tạo cũng đã bố trí, sắp xếp lại để khi dồn ghép các điểm trường cho phù hợp.

Việc sắp xếp, thu gọn các điểm trường là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh ngành Giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, để việc sắp xếp, thu gọn các điểm trường đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, ngành Giáo dục và đào tạo cần tham mưu với chính quyền các địa phương, xây dựng lộ trình cụ thể để việc sắp xếp đạt hiệu quả cao nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.