Sang năm mới, Triều Tiên có thể đàm phán với Mỹ

GD&TĐ - Hôm qua (26/12), Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Triều Tiên có thể sẽ “khám phá khả năng” đàm phán với Mỹ trong năm 2018 trong nỗ lực đạt được sự công nhận là nhà nước hạt nhân.  

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và các quan chức
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và các quan chức

Trong một tuyên bố nói về những dự đoán cho 2 nước, Seoul cho rằng “Triều Tiên có thể tiếp tục phát triển khả năng hạt nhân và tên lửa, đồng thời tìm kiếm một lối ra ở bên ngoài. Để được công nhận là một nhà nước hạt nhân, Triều Tiên sẽ khám phá khả năng đàm phán với Mỹ”.

Bộ Thống nhất nói thêm rằng Bình Nhưỡng cũng có thể cùng với Hàn Quốc cố gắng khôi phục lại mối quan hệ giữa 2 nước. Họ chỉ ra rằng bài phát biểu mừng năm mới ngày 1/1 của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un sẽ là yếu tố đầu tiên gợi ý rằng 8 thắng bế tắc trên bán đảo Triều Tiên có thể bắt đầu hạ nhiệt.

Kể từ khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm trung và Mỹ triển khai một nhóm tấn công mẫu hạm trên bán đảo Triều Tiên hồi tháng 4, Triều Tiên đã trở thành tâm điểm của một cuộc khủng hoảng không có dấu hiệu hạ nhiệt. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã cởi mở nói về khả năng tấn công quân sự Triều Tiên nếu họ không dừng các vụ thử tên lửa và từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Triều Tiên vẫn chưa nhận lời đề nghị đàm phán từ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và có lúc cho rằng họ sẽ không ngồi xuống bàn đàm phán cho tới khi chương trình hạt nhân của họ cho phép tấn công bất kỳ nơi nào tại Mỹ. Điều này không được Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ vì ông cho rằng những cuộc đàm phán như vậy sẽ “phí thời gian”.

Ông Trump cho rằng Triều Tiên phải đến bàn đàm phán với ý định từ bỏ chương trình hạt nhân.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, những áp lực ngoại giao và kinh tế đặt lên Triều Tiên đang khiến họ phải nỗ lực nhiều hơn: “Triều Tiên được dự đoán sẽ phải nỗ lực tối đa sau khi phải chịu những lệnh trừng phạt bằng cách thắt chặt kiểm soát xã hội, huy động nhân dân xây dựng nền kinh tế”, đồng thời lượng hàng hóa thương mại và ngoại tệ giảm xuống sẽ hủy hoại nền kinh tế và buộc họ phải đàm phán.

¾ giao dịch với nước ngoài của Triều Tiên là với nước láng giềng và cũng là người bảo trợ Trung Quốc. Tuy nhiên, tờ báo Yonhap của Hàn Quốc nói rằng việc người Trung Quốc cũng tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế khiến cho xuất khẩu của Triều Tiên với Trung Quốc giảm xuống 31,7% trong năm 2017, trong khi đó thương mại tổng thể giảm 10,2%.

Áp lực quân sự cũng luôn ở mức cao với những cuộc tập trận thường xuyên của Hàn Quốc, Mỹ và các bên khác quanh bán đảo Triều Tiên. Mỹ và liên minh của mình trong khu vực đã liên tục có các cuộc tập trận mặc dù Trung Quốc và Nga đều cho đây là một sự khiêu khích.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ