Lệnh trừng phạt mới của Liên hợp quốc không hiệu quả với Triều Tiên?

GD&TĐ - Một số chuyên gia trên thế giới cho rằng những trừng phạt mới của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên sẽ không có tác động như ý muốn mà chỉ làm tăng khả năng xung đột hạt nhân trong khu vực.  

Máy bay Mỹ tập trận trên bán đảo Triều Tiên
Máy bay Mỹ tập trận trên bán đảo Triều Tiên

Sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí thêm trừng phạt đối với Triều Tiên hôm 22/12 vừa qua, các chuyên gia an ninh trên thế giới cho rằng những hành động trước đó đã không hiệu quả vì chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục mà không hề suy giảm.

Những lệnh trừng phạt mới bắt đầu từ tháng 1 năm 2017, sẽ có tác động lớn tới ngành công nghiệp nặng của Triều Tiên, bao gồm các ngành về cơ khí, hóa học và chế tạo thiết bị quân sự.

Những yêu cầu ngày càng gia tăng của Mỹ như ngăn chặn nhập khẩu dầu, không cho tàu của Triều Tiên hoạt động trên đại dương có thể đẩy Bình Nhưỡng vào chân tường – ông Lu Chao, chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên tại Học viện Khoa học xã hội Liêu Ninh, Trung Quốc cho biết trên tờ South China Morning Post (SCMP).

Những lệnh trừng phạt mới sẽ khiến cho việc nhập khẩu dầu tinh chế của Triều Tiên bị giảm 90%. Việc Triều Tiên xuất khẩu các hàng hóa đem lại lợi nhuận như máy móc, thiết bị điện tử, đá và gỗ cũng bị cấm.

Những lệnh cấm vận và trừng phạt mới được nhiều người xem là chiến thuật cuối cùng khiến Triều Tiên dừng hoạt động phát triển tên lửa và hạt nhân, đặc biệt là khi Bình Nhưỡng khẳng định coi vũ khí hạt nhân là biện pháp tự phòng vệ và Washington tiếp tục khẳng định Mỹ sẽ không bao giờ công nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân.

Bắc Kinh cũng đã thay đổi quan điểm về việc kiềm chế Bình Nhưỡng. Họ đã thừa nhận rằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể nhằm vào các vùng biên giới dễ bị tổn thương giữa 2 nước.

Chuyên gia Zhao Tong của Trung tâm Carnegie Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc cho rằng bất kỳ lệnh trừng phạt nào mới cũng chỉ làm tăng những cuộc khẩu chiến trong khu vực. “Nếu các cuộc phong tỏa kinh tế và cô lập ngoại giao không đủ để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân thì nguy cơ chiến tranh là rất nghiêm trọng” – ông Zhao nói.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chính trường rối ren

GD&TĐ - Hàn Quốc đang trải qua những ngày rối ren trên thượng tầng chính trị.