Sáng 9/7: "Điểm nóng” TP Hồ Chí Minh thêm 350 ca nhiễm Covid-19

GD&TĐ - Sáng 9/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính từ 18 giờ ngày 8/7 đến 6 giờ ngày 9/7, TP ghi nhận thêm 350 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố (BN24460-BN24809).
Lưc lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm truy vết liên quan đến ca nhiễm Covid-19 mới (Ảnh: HCDC)
Lưc lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm truy vết liên quan đến ca nhiễm Covid-19 mới (Ảnh: HCDC)

Theo HCDC, Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có hơn 9.400 trường hợp mắc Covid-19.

Trong 350 trường hợp nhiễm mới được công bố gồm 307 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 43 trường hợp đang điều tra dịch tễ. TP đang hoàn tất hồ sơ chi tiết của các trường hợp này.

Bộ Y tế khuyến nghị 3 hình thức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tại TP Hồ Chí Minh tương ứng với 3 vòng cách ly: Vòng chung là giãn cách theo Chỉ thị 16 và 16 cộng trên địa bàn toàn thành phố; vòng thứ 2 là vùng cách ly y tế, phong tỏa một số khu vực có nguy cơ cao, đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và vòng thứ 3 là vùng cách ly tập trung, tăng cách ly F1 tại nhà nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung.

TP Hồ Chí Minh có thể linh hoạt áp dụng 3 vòng phong tỏa và phải gắn kết chặt chẽ với phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố lân cận để dịch bệnh được khống chế sớm nhất có thể. Vì phòng chống dịch tại TP không chỉ cho thành phố, mà còn có yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác chống dịch của cả nước.

Theo HCDC, TP Hồ Chí Minh đã bước vào ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của TP. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi TP áp dụng các biện pháp giãn cách, cách ly trên diện rộng để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Ảnh minh họa: ITN

Bệnh tim bẩm sinh

GD&TĐ - Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh này.
Tác nhân chính gây đau mắt đỏ tại TPHCM là biến thể virus Coxsackie A24. Ảnh minh họa

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

GD&TĐ - Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết, mắt đỏ nhiều, có đốm máu ở phần kết mạc.