Sáng 5/7: Phát động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 và 4

GD&TĐ - Trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập, ca mắc Covid-19 có dấu hiệu tăng lên, sáng nay- 5/7, Bộ Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cả nước tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi mới đạt 63,7%

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết sáng nay, 5/7 tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 và mũi 4 cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

Tham luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6; 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 4/7, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kháng thể bảo vệ của vắc xin Covid-19 sẽ suy giảm theo thời gian, cụ thể từ 4-6 tháng.

Do đó, việc tiêm các mũi nhắc lại là cần thiết để phòng mắc bệnh, tái mắc bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong, nhất là trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng mới khó lường.

Hiện nay, tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 vẫn chưa bảo đảm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đối với tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (đến ngày 01/7/2022 mới đạt 67,3%); việc tiêm mũi 4 cho đối tượng cho nguy cơ cao và tiêm cho trẻ em gặp nhiều khó khăn mặc dù Bộ Y tế đã phân bổ đủ vắc xin cho các bộ và các tỉnh, thành phố; ban hành đầy đủ các hướng dẫn tiêm vắc xin, truyền thông, tổ chức đôn đốc, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, việc triển khai tiêm chậm và khó khăn có nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý chủ quan của người dân sau khi mắc bệnh khỏi không muốn tiếp tục tiêm vắc xin; Tâm lý sợ trách nhiệm khi tiếp nhận vắc xin đã có quyết định phân bổ; công tác vận động, huy động người dân tham gia tiêm chủng tại địa phương chưa thực sự hiệu quả;

Tác động của sự di biến động dân cư, gây khó khăn cho việc thống kê, xây dựng kế hoạch tiêm mũi nhắc lại; Đồng thời, hầu hết trẻ em đang trong giai đoạn nghỉ hè dẫn đến khó huy động việc tiêm chủng so với giai đoạn trước đây.

Ca mắc Covid-19 mới tăng lên

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 4/7 của Bộ Y tế cho biết có 685 ca mới, tăng 174 ca so với hôm qua; số khỏi bệnh gấp hơn 9 lần; Sau nhiều ngày không có F0 tử vong, hôm nay Bộ Y tế cho biết có 1 trường hợp tại Đồng Nai tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.749.324 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.481 ca nhiễm).

Tổng số người mắc Covid-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.715.163 ca. Trong số các bệnh nhân đang theo dõi, điều trị, số bệnh nhân đang thở ô xy là 33 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca. Cả nước hiện không còn bệnh nhân nặng nào phải can thiệp ECMO.

Hiện nay biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, đã xâm nhập vào Việt Nam và có khả năng tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều tỉnh thành phía Bắc thiệt hại nặng nề sau bão Yagi. Ảnh: INT

Những siêu bão năm Giáp Thìn

GD&TĐ - Nhìn vào lịch sử những cơn bão lớn gây hậu quả nghiêm trọng, thật là trùng hợp khi chúng đang lặp lại theo chu kỳ 60 năm.

10 ngày phản công Kursk

10 ngày phản công Kursk

GD&TĐ - Sau gần 10 ngày phản công ở Kursk, quân Nga đã giành lại nhiều làng mạc và thị trấn, bản đồ khu vực kiểm soát của Ukraine đã bị thu hẹp đáng kể.