Khi vắc-xin nghiêng về 'cán cân' quyền lực

GD&TĐ -Trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ bùng phát, các quốc gia có thu nhập cao một lần nữa đang có lợi thế tiếp cận vắc-xin.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo WHO, kể từ khi dịch đậu mùa khỉ bùng phát hồi đầu tháng 5, các quốc gia đã ghi nhận hơn 3.400 ca mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Phần lớn các ca bệnh được ghi nhận tại khu vực châu Âu, chủ yếu là nam giới có quan hệ đồng tính.

Các quốc gia ở châu Phi coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu cũng đã ghi nhận thêm 1.500 trường hợp dương tính với virus trong năm nay. Trong đó, có 66 ca tử vong.

Ahmed Ogwell - người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi - cho biết: “Nơi bắt đầu tiêm chủng nên là châu Phi chứ không phải nơi khác”. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố không coi bệnh đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, theo ông Gregg Gonsalves - một nhà dịch tễ học tại Đại học Yale, đó là “một sai lầm lớn”. Bởi, theo ông, đến nay, việc ngăn chặn bệnh vẫn thất bại. Tuy nhiên, WHO có thể chuyển hướng, nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các nghiên cứu đã phát hiện điều bất thường. Cụ thể, nghiên cứu sơ bộ được công bố mới đây cho thấy, virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang tiến hóa nhanh hơn dự kiến. Riêng Vương quốc Anh đã ghi nhận hơn 900 trường hợp tính đến ngày 27/6. Tây Ban Nha và Đức cũng đang chứng kiến số trường hợp mắc bệnh cao.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, điều quan trọng hiện tại là đề ra biện pháp khắc phục. Cụ thể là hiệp ước chuẩn bị cho đại dịch, hay còn gọi là hiệp ước đại dịch toàn cầu. Hiệp ước sẽ ràng buộc pháp lý các bên ký kết, với những quy tắc như chia sẻ dữ liệu kịp thời.

Song, đối với Mark Eccleston-Turner - một chuyên gia về luật sức khỏe toàn cầu tại Đại học King’s College London, hiệp ước có thể thất bại. Bởi, hiệp ước có thể là một công cụ được thiết kế để kết tinh, thay vì xóa bỏ sự mất cân bằng quyền lực giữa các quốc gia.

Ông Turner cho rằng, hiệp ước dường như buộc những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phải chia sẻ nhanh chóng các mẫu và dữ liệu. Từ đó, giúp các quốc gia khác có thời gian đóng cửa biên giới và dự trữ thuốc, vắc-xin cũng như thiết bị bảo vệ. Tuy nhiên, hiệp ước không bảo đảm quyền tiếp cận công bằng với các loại thuốc và vắc-xin giữa các quốc gia.

Có lẽ, vấn đề cơ bản với hệ thống cũng như hiệp ước là các mẫu, dữ liệu và thông tin của những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phải được chia sẻ vì lợi ích của nhân loại. Trong khi đó, vắc-xin và các biện pháp đối phó y tế khác là “hàng hóa tư nhân” được những người giàu nhất thế giới tích trữ và tiếp cận đầu tiên.

Trong bối cảnh này, Tổng Giám đốc WHO cho biết, tổ chức đang theo dõi chặt chẽ đợt bùng phát đậu mùa khỉ. Đồng thời sẽ triệu tập ủy ban khẩn cấp họp ngay khi có thể để đánh giá về tình hình dịch bệnh.

Bên cạnh đó, WHO cũng đang làm việc về một cơ chế phân phối vắc-xin đồng đều hơn. Phát ngôn này được đưa ra sau khi một số nước, trong đó có Anh và Mỹ, đề xuất sẵn sàng chia sẻ vắc-xin phòng bệnh đậu mùa được dự trữ sẵn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.

Cán bộ Trung đội 11 (Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 3-Sao Vàng, Quân khu 1) hướng dẫn chiến sĩ mới cách đặt mũ. Ảnh: Lê Quang Hội

Màu xanh áo lính

GD&TĐ - Ngày còn trong quân ngũ, tôi thường nhận được những cánh thư tay của bạn bè, người thân gửi đến.