Sân chơi thú vị đối với cộng đồng giáo viên Tiếng Anh trong cả nước

GD&TĐ - Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử Tiếng Anh được các trường học tại Hải Phòng hưởng ứng và hứa hẹn sẽ có nhiều bài dự thi chất lượng.

Giờ học Tiếng Anh trong phòng học thông minh tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng.
Giờ học Tiếng Anh trong phòng học thông minh tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng.

Thúc đẩy đổi mới

Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, Hải Phòng là một trong những thành phố đầu tiên của cả nước ban hành Kế hoạch chuyển đổi số thành phố (Kế hoạch 227 ngày 21/9/2020). Hải Phòng cũng là thành phố thứ ba trực thuộc Trung ương ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Thực hiện chỉ đạo của ngành giáo dục, của thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 03 ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Thành phố Hải Phòng xác định, chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong lộ trình phát triển xã hội số.

Chuyên đề môn Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên.

Chuyên đề môn Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên.

Ngành Giáo dục Hải Phòng đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, mục tiêu chuyển đổi số trong toàn ngành. Bên cạnh việc đẩy mạnh số hóa thông tin quản lý, thì chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá được toàn ngành quan tâm thực hiện hiệu quả. Việc số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…được các nhà trường tích cực triển khai. Nhiều đơn vị đã chuyển đổi cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.

Theo ông Trần Tiến Chinh - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hải Phòng, nhiều năm qua ngành Giáo dục thường xuyên tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử cấp thành phố. Số lượng và chất lượng các bài dự thi ngày càng cao. Các bài giảng được đưa lên kho học liệu số toàn ngành để thầy cô và học sinh tham khảo.

Chuyên đề môn Tiếng Anh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Lê Chân.

Chuyên đề môn Tiếng Anh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Lê Chân.

Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) phối hợp với Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy, triển khai hiệu quả việc dạy và học SGK Tiếng Anh theo chương trình mới. Đây cũng là sân chơi bổ ích, tôn vinh trí tuệ, phát hiện những điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới trong dạy học Tiếng Anh.

Nhiều giá trị thiết thực

Cô Trần Thị Mị - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Lê Chân chia sẻ: Thực hiện chuyển đổi số trong ngành, năm học 2022 – 2023, nhà trường đã khánh thành công trình thư viện số với nguồn học liệu dùng cho tất cả các môn học trong đó có môn Tiếng Anh. Đến nay, nguồn học liệu số môn Tiếng Anh vẫn tiếp tục được xây dựng ngày càng phong phú và đa dạng bao gồm: sách điện tử, bài giảng điện tử, trò chơi học tập, các video thuyết trình.
Ở học kì 1, trường đã xây dựng được hơn 50 bài giảng điện tử từ các giáo viên và 67 video thuyết trình Tiếng Anh của học sinh các khối theo từng chủ điểm bài học theo Chương trình GDPT 2018. Giáo viên có thể khai thác các bài giảng điện tử để tăng tính tương tác và đổi mới trong việc giảng dạy. Học sinh cũng được hưởng lợi từ việc này bởi các em có thể truy cập và sử dụng bất cứ lúc nào giúp cho việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số trong dạy học Tiếng Anh được Trường Võ Thị Sáu thực hiện tích cực, hiệu quả.

Chuyển đổi số trong dạy học Tiếng Anh được Trường Võ Thị Sáu thực hiện tích cực, hiệu quả.

Hưởng ứng cuộc thi, cô Ngô Thị Việt Hồng, giáo viên Tiếng Anh, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nhận định, cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Anh tạo sân chơi để kết nối giáo viên phổ thông và sinh viên sư phạm Tiếng Anh trên cả nước, thể hiện năng lực sáng tạo, học hỏi không ngừng trong thời đại công nghệ mới.

Theo cô Phạm Thị Thuý Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An, thông qua cuộc thi, chúng ta sẽ có kho tài liệu quý giá, tổng hợp các bài giảng điện tử Tiếng Anh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới, được thiết kế đảm bảo 3 từ khoá mà cuộc thi hướng tới: chất lượng tốt, đảm bảo tính sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến. Theo đó, giáo viên có thể tham khảo ý tưởng, tiếp cận đa dạng hoá các phương pháp dạy học hữu ích để áp dụng vào thực tế giảng dạy. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng soạn bài trình chiếu và hỗ trợ giáo viên nhiều hơn trong giảng dạy.

Trường Tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo.

Trường Tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng cho hay, trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục quận luôn chú trọng công tác chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức như tổ chức các chuyên đề chuyên môn từ cấp trường, đến cấp quận, cấp thành phố; tham gia các Cuộc thi, Hội thi.

Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử mà tiền thân là cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng Elearning luôn được giáo viên, các nhà trường hưởng ứng tích cực và đạt hiệu quả cao.

Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng mang lại nhiều giá trị thiết thực, ý nghĩa. Các thầy cô, nhà trường hưởng ứng và lựa chọn những sản phẩm dự thi có chất lượng, góp phần xây dựng kho học liệu số dùng chung cho toàn ngành. Đồng thời là động lực để phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của nhà giáo góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Cuộc thi là dịp để thầy cô nâng cao kỹ năng, năng lực ứng dụng, làm chủ CNTT, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là phong trào sinh hoạt chuyên môn sôi nổi, hào hứng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Bên cạnh đó, các bài giảng điện tử góp phần rèn cho học sinh năng lực tự học, có cơ hội được phát huy sự sáng tạo, chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức.

Ngành Giáo dục quận Hồng Bàng tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.

Ngành Giáo dục quận Hồng Bàng tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.

Chính vì những giá trị mà cuộc thi này mang lại, phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng đã có văn bản số 79/GDĐT ngày 7/02/2024 Thông báo về Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử môn tiếng Anh năm 2024 của NXB Việt Nam triển khai tới toàn thể giáo viên dạy tiếng Anh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận, Hội đồng bộ môn Tiếng Anh quận.

Giáo viên các nhà trường đã bắt tay xây dựng ý tưởng; trao đổi, chia sẻ trên các nhóm chuyên môn... Phòng Giáo dục phân công chuyên viên phụ trách, thường xuyên nắm bắt thông tin, đôn đốc hỗ trợ kịp thời.

Căn cứ kết quả tham gia cuộc thi của các đơn vị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục đồng thời là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của giáo viên, và các nhà trường, bà Vân Anh cho hay.

/-heart
/-heart
/-strong
/-heart
:>
:o
:-((
:-h

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hướng dẫn Luyện thi PTE Online hiệu quảCập nhật xổ số 100 ngày liên tiếp Have to và must