Bỏ phần màu xanh sát vỏ
Nhiều người khi ăn bơ thường bỏ qua phần thịt xanh sát vỏ vì chúng có vị hơi đắng, không ngon. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức sai lầm bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới phát hiện phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của trái bơ chính là phần thịt màu xanh đậm sát vỏ.
Dùng giấy báo bọc bơ
Dùng giấy báo bọc kín bơ để mau chín là mẹo vặt phổ biến được nhiều chị em nội trợ áp dụng. Tuy nhiên, cách làm này có thể mang đến một số rắc rối cho sức khỏe của người dùng.
Nguyên nhân vì mực in trên giấy báo, tạp chí thường chứa hóa chất độc hại, chúng có thể thấm vào bơ khi tiếp xúc lâu ngày.
Không ăn hạt bơ
Khi ăn bơ mọi người đều bỏ hạt đi mà không hề biết rằng đây mới là "kho báu" chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức đề kháng...Vì thế khi ăn bơ, bạn hãy để dành hạt lại và chế biến chúng thành món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Người có cơ địa quá mẫn cảm
Những người bị mẫn cảm nên tránh ăn nhiều quả bơ vì nó có thể gây phản ứng trên da hoặc nôn mửa.
Tác dụng phụ của bơ trên da là gây ra các vấn đề dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng khi ăn nhiều bơ thường là phát ban, ngứa, mẩn đỏ ở da hoặc eczema. Ăn quá nhiều bơ sẽ gây cảm giác ngứa ở miệng và sưng lưỡi.
Không ăn nhiều nếu muốn giảm cân
Hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân. Nếu bạn quyết định thêm bơ vào chế độ ăn của mình thì hãy chắc chắn cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5 g chất béo và 55 đơn vị calo.