Sai lầm lớn khi vội vã thay thế tiêm kích MiG-29 bằng FA-50?

GD&TĐ - Quốc hội Ba Lan đã tổ chức các phiên điều trần mới dành cho những chi tiết cụ thể liên quan tới hợp đồng mua thiết bị quân sự và vũ khí Hàn Quốc.

Sai lầm lớn khi vội vã thay thế tiêm kích MiG-29 bằng FA-50?

Trong các phiên điều trần, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan - ông Cesar Tomczyk đã tuyên bố ý định kháng cáo lên Cơ quan Kiểm soát Tối cao, với yêu cầu phân tích thỏa thuận nhập khẩu máy bay huấn luyện - chiến đấu FA-50, được mua để thay thế tiêm kích MiG-29 đã chuyển giao cho Ukraine vào năm 2023.

Như các nhà phân tích của trang Defence24 lưu ý, trong trường hợp FA-50, Ba Lan đã phải nhận một máy bay huấn luyện và chiến đấu "không vũ trang", cũng như không có cơ sở hạ tầng để bảo trì.

Cụ thể hơn, điều này nghĩa là khi lãnh đạo trước đây của Bộ Quốc phòng Ba Lan đặt mua FA-50 từ Hàn Quốc vào tháng 7 năm 2022, vấn đề liên quan đến việc cung cấp vũ khí và thiết lập dịch vụ bảo trì đều không được giải quyết trước.

Có lẽ giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Ba Lan lúc này cho rằng trước tiên cần phải gấp rút mua máy bay mới, và họ nhận định những vấn đề “liên quan” có thể được giải quyết sau đó.

Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng rất khó để thống nhất các điều kiện đi kèm đối với việc bảo dưỡng máy bay sau khi ký kết hợp đồng. Ban đầu thỏa thuận quy định việc cung cấp 12 chiếc FA-50 và sau đó là 36 chiếc FA-50PL lắp ráp tại chỗ, thực tế trên kéo theo nhiều chi phí bổ sung cho phía Ba Lan .

Ví dụ, Warsaw cần thêm chi phí 2 tỷ zloty để bố trí cơ sở hạ tầng cho những chiếc FA-50 đã tiếp nhận.

Chưa kể quá trình chứng nhận đối với cơ sở hạ tầng bị kéo dài đã khiến những chiếc máy bay này phải “nằm đất” trong vài tháng.

76066e417cdbf6c9.jpg
Chiến đấu cơ FA-50 của Ba Lan hiện vẫn chưa được trang bị vũ khí.

Đặc biệt hơn, một câu chuyện cụ thể đã xuất hiện với vũ khí của FA-50, nghiêm trọng đến mức ở đây các quan chức chính phủ và nhà báo Ba Lan phàn nàn rằng họ phải nhận các máy bay chiến đấu "không vũ trang", chưa thể sử dụng cho mục đích "chiến đấu", vì thiếu vũ khí hàng không phù hợp cho việc này.

Hiện tại, giới lãnh đạo quân sự Ba Lan đang tìm kiếm ít nhất là những vũ khí đã qua sử dụng cho FA-50, hiện có thể mua ở thị trường nước ngoài. Ngoài ra vấn đề về vũ khí dành cho FA-50 PL đầy hứa hẹn sẽ phải được giải quyết trong khuôn khổ đàm phán với Hoa Kỳ.

Đồng thời bản thân các quan chức Ba Lan cũng nhấn mạnh ở đây rằng bản thân FA-50 là sự thay thế tốt cho MiG-29, nhưng việc tổ chức mua sắm có vấn đề khiến rắc rối xung quanh "tăng đột biến".

Cần lưu ý rằng vũ khí của FA-50 bao gồm tên lửa không đối không AIM-9 và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverisk của Mỹ; bên cạnh đó họ cũng tuyên bố rằng máy bay có thể sử dụng cả tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM.

Máy bay chiến đấu FA-50 của Không quân Ba Lan.
Theo Defense24

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.