Rùng minh nuôi đỉa trâu hút máu làm... thú cưng

Một nhà trị liệu người Mỹ nuôi đàn đỉa trâu khổng lồ trong phòng và để chúng hút máu mỗi tháng một lần nhằm cải thiện sức khỏe.

Con đỉa tên Leara của Ariane Khomjani. Ảnh: Instagram.
Con đỉa tên Leara của Ariane Khomjani. Ảnh: Instagram.

Nhà trị liệu Ariane Khomjani nuôi 4 con đỉa trâu (Hirudinaria manillensis) có nguồn gốc từ châu Á trong phòng ngủ ở Walnut Creeky, California, Mỹ.

Khomjani giải thích mỗi con đỉa có tính cách riêng, một số ưa phiêu lưu trong khi những con khác nhút nhát hơn. "Vài con tham hút máu hơn đồng loại. Khi ăn no, chúng thỏa mãn nằm một chỗ và nghỉ ngơi", Khomjani nói.

"Khi đỉa hút máu, bạn thường không cảm thấy gì ngay cả với những con đỉa trâu to lớn, dù ban đầu vết cắn hơi đau một chút", Khomjani giải thích. Sau mỗi lần ăn, đỉa có thể nhịn tới một năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên để đỉa hút máu nếu không có tư vấn từ bác sĩ. Nhiều người bị dị ứng với nước bọt của đỉa và có nguy cơ bị nhiễm trùng từ loài ký sinh này.

Theo Khomjani, phần lớn vết cắn tự lành mà không để lại sẹo, nhưng do trong nước bọt của đỉa có chất chống đông, đôi khi mất vài ngày để cầm máu.

Việc nuôi đỉa để chữa bệnh bắt nguồn từ khoảng 3.000 năm trước. Dưới thời Victoria, các bác sĩ khuyến khích dùng đỉa để chữa mọi bệnh từ đau đầu tới cuồng loạn.

Cơn sốt chữa bệnh bằng đỉa Hirudo medicinalis khiến số lượng loài này sụt giảm nhanh chóng trên đại lục Á - Âu. Ngày nay, đỉa Hirudo medicinalis là loài được bảo vệ. Một số bệnh viện vẫn dùng chúng để chữa đông máu cho bệnh nhân.

Có hơn 600 loài đỉa trên khắp thế giới và phần lớn hút máu. Số ít như đỉa giun (Pharyngobdellida) là loài săn mồi chuyên nuốt chửng động vật không xương sống, một vài loài đỉa ăn mùn bã hay những mảnh vụn hữu cơ.

Đỉa có 8 cặp mắt đơn để phát hiện bóng của con mồi tiềm năng. Não của chúng tạo thành từ 32 hạch nằm dọc đốt sống thân. Đỉa là loài lưỡng tính, mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái nhưng chúng vẫn cần bạn tình để thụ tinh.  

Nếu một con đỉa đói cảm thụ được nhiệt độ cơ thể hoặc CO2 trong hơi thở của con người, nó có thể bò tới gần mục tiêu bằng miệng và giác hút.

Khi tìm thấy vật chủ phù hợp, chúng tiết chất gây tê và chống đông máu rồi cắn nạn nhân bằng bộ hàm hình răng cưa.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.