Rùa Hoàn Kiếm trong nhóm tuyệt chủng cao nhất

Rùa Hoàn Kiếm là một trong những loài rùa của Việt Nam nằm trong danh sách loài cực kỳ nguy cấp, theo Sách đỏ thế giới.

Rùa Hoàn Kiếm trong nhóm tuyệt chủng cao nhất
Rùa Hoàn Kiếm (còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010. Đứng đầu trong danh sách các loài rùa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, rùa Hoàn Kiếm còn bốn cá thể tồn tại được biết đến, hai cá thể được ghép đôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở hồ Hoàn Kiếm và cá thể cuối cùng được phát hiện tại hồ Đồng Mô, Hà Nội (Chương trình bảo tồn rùa châu Á - ATP, 2007). Không chỉ vậy, cá thể ở hồ Gươm có ý nghĩa tâm linh rất lớn trong văn hóa người Việt, được tôn kính như một vị thần thánh từ truyền thuyết hồ Gươm nổi tiếng thế kỷ XV (Heinselman, 2000).

Rùa Hoàn Kiếm còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei. Đây là một trong 5loài rùa mai mềm của Việt Nam, với đặc điểm như mũi ngắn, không có nếp gấp tạo thành đáp sần ở phía cổ như ba ba gai hay nốt sần dọc rùa phía trước của mai như ba ba Nam Bộ.

Loài này sống trong hệ thống sông lớn ở miền Bắc Việt Nam như sông Hồng và phía nam Trung Quốc. Năm 2011, Quỹ Bảo tồn rùa (TCF) xếp rùa Hoàn Kiếm là 1 trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới.

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp (CR) năm 2010. Rùa Hoàn Kiếm còn 4 cá thể, 2 cá thể ở Trung Quốc, 1 ở Hồ Gươm và 1 ở Đồng Mô. Nguyên nhân suy giảm là mất môi trường sống, bị săn bắt và buôn bán.

Tại Việt Nam, rùa Hồ Gươm đang gây nhiều tranh cãi, bởi một số nhà khoa học cho rằng nó hoàn toàn khác cá thể sống ở Đồng Mô hay Trung Quốc. Rùa hồ Gươm chết tối 19/1 và được lực lượng chức năng đưa về Bảo tàng thiên nhiên. Ảnh: ATP.

Rủa hộp trán vàng miền Bắc Cuora galbinifrons cũng nằm trong danh sách Cực kỳ nguy cấp của Sách đỏ thế giới.

Rùa hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons)cũng nằm trong nhóm cực kỳ nguy cấp của Sách đỏ thế giới. Chúng phân bố ở miền Bắc từ Huế trở ra.

Màu sắc mai của chúng khác nhau giữa cá thể cùng loài.Mai của loài gồ cao với các vệt màu đen, các phần xung quanh thường sáng hơn ởgiữa. Yếm có màu đen cho đến gần đen hoàn toàn.Ảnh:Vncreatures.

Rùa hộp trán vàng miền Nam Cuora picturata

Rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata) là loài đặc hữu của miền núi miền Nam Việt Nam và được Sách đỏ thế giới xếp vào loài cực kỳ nguy cấp.

Mai của loài ngắn, gồ cao với các vệt màu đen. Màu sắc của đầu và các đốm đen cũng rấtkhác nhau giữa các cá thể cùng loài. Ảnh:Wikipedia.

Rùa hộp trán vàng miền Trung Cuora bourreti. Chúng phân bố khu vực từ Khánh Hòa đến Thừa Thiên Huế

Rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti) là loài đặc hữu ở miền Trung Việt Nam, phân bố từKhánh Hòa đến Thừa Thiên - Huế. Loài này có mai gồ với các vệt đen. Đầu rùa màu sắc sặc sỡ, màu vàng với những chấmđen nhạt. Ảnh:Sách hướng dẫn thi hành luật định dạng các loài rùa Việt Nam.

Rùa Trung Bộ. Mauremys annamensis

Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, sống tại các khu vực đất ngập nước từ Phú Yên đến Đà Nẵng. Chiều dài mai rùa khoảng 170 mm, mai có hình ôvan không gồ cao nhiều.

Yếm có những vệt đậm màu đối xứng trên từng tấm yếm và có viền vàng xung quanh. Đầu chúng có hai hoặc ba vạch màu vàng. Ảnh:Vncreatures.

Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata

Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata) phân bố ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Mai của loài có màu nâu đỏ với ba vạch đen trên đỉnh. Đỉnh đầu có màu vàng nhạt với các sọc đen ở hai bên mặt. Số lượng loài đang suy giảm nghiêm trọng do bị săn bắt để bán ra nước ngoài. Ảnh:Wikipedia.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ