Rộng cửa xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Việc Nhật Bản đang thiếu hụt lao động làm tăng cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường lao động. 

Sau khi trúng tuyển, thực tập sinh sẽ phải tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở
Sau khi trúng tuyển, thực tập sinh sẽ phải tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở

Xuất khẩu lao động Nhật Bản giúp nhiều người lao động có được môi trường làm việc tốt, thu nhập cao, tích lũy được một khoản vốn khi chấm dứt hợp đồng trở về nước, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo.

Thị trường trọng điểm

Những năm gần đây mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng trở nên tốt đẹp. Cùng với đó, việc mở rộng hệ thống đào tạo, chia sẻ công nghệ thông qua hình thức thực tập sinh đang được các doanh nghiệp Nhật Bản ưa chuộng. Hiện nay, số lượng thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ sau Trung Quốc.

Hàng loạt nghề mới như: bảo dưỡng, dọn dẹp vệ sinh cao ốc… bắt đầu nhận lao động nước ngoài. Nhật Bản cũng đang xem xét sửa luật để nâng thời gian ở lại làm việc của lao động nước ngoài lên 5 năm thay vì 3 năm như hiện nay. Xu hướng này mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, Nhật Bản là thị trường lao động trọng điểm, có môi trường thực tập kỹ năng tốt cho lao động Việt Nam.

Số lượng thực tập sinh Việt Nam sang thực tập, làm việc tại Nhật Bản không ngừng tăng qua các năm và đặc biệt tăng nhanh từ năm 2014 (với gần 20.000 thực tập sinh).

Năm 2015, Việt Nam đã đưa được hơn 27.000 thực tập sinh sang Nhật Bản và dự báo con số này còn tăng lên trong năm 2016. Cùng với việc sử dụng lao động, nước này còn là quốc gia đầu tư lớn tại Việt Nam, do đó sau khi về nước, các thực tập sinh có cơ hội cao làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản.

So với các thị trường xuất khẩu lao động khác như Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Trung Đông…, Nhật Bản được xem là thị trường cao cấp.

Làm việc tại thị trường Nhật Bản, lao động Việt Nam không chỉ được nâng cao kiến thức mà họ còn có mức thu nhập khá, khoảng 1.500 USD/tháng.

Về cơ bản, thực tập sinh Việt Nam được cơ quan chức năng và các nghiệp đoàn tiếp nhận lao động của Nhật Bản đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về năng lực làm việc cũng như sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi, thích nghi với công việc.

Thận trọng với các đối tượng môi giới

Với đà tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, có thể khẳng định, thực tập sinh Nhật Bản là một trong những con đường ngắn nhất để lao động Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, lợi dụng những điều kiện hấp dẫn này, các đối tượng lừa đảo không được cấp phép trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thường đưa ra thông tin tuyển dụng “ảo” nhằm trục lợi bất chính, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) khuyến cáo, người lao động có mong muốn nâng cao tay nghề theo hình thức thực tập sinh tại Nhật Bản cần tìm hiểu cụ thể nội dung chương trình.

Thời gian gần đây, cánh cửa xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đã mở rộng hơn, tuy nhiên, quy trình tuyển dụng được rút ngắn không có nghĩa là dễ dãi.

Do đó, để có thông tin chính xác về chương trình thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản, người lao động có thể tra cứu trên trang thông tin điện tử của Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tại địa chỉ: www.colab.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới số điện thoại 04.37346096 để được hướng dẫn.

Trung tâm Lao động ngoài nước vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn ứng viên tham gia chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Chỉ tiêu tuyển chọn là 500 người, không hạn chế số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển.

Người lao động trúng tuyển được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật trong thời gian 3 năm, hưởng lương cơ bản theo hợp đồng lao động từ 125.000 yen đến 150.000 yen/tháng.

Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước, người lao động sẽ được tổ chức IM Janpan hỗ trợ 600.000 yen/người để khởi nghiệp. Hồ sơ gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước (số 1 Trịnh Hoài Đức, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) trước ngày 30-11.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.